Chuyên gia cảnh báo thường xuyên uống trà đặc dễ hỏng thận, hại dạ dày không kém rượu, bia
Nếu uống trà đặc trong thời gian dài sẽ tác động như thế nào lên cơ thể?
1. Trà đặc phá hủy thận
Trà đặc chứa nhiều florua, thường xuyên uống trà đặc sẽ gây hại cho thận. Bởi vì thận là cơ quan chính để bài tiết chính florua, khi cơ thể hấp thụ nhiều florua vượt quá khả năng bài tiết của thận, nó sẽ khiến florua tích lũy trong cơ thể, và florua trong thận sẽ tăng lên đáng kể, gây ảnh hưởng đến thận.
Hầu hết mọi người đều có một quan niệm, chính là uống trà đặc có thể giải rượu, nhưng trên thực tế sau khi uống rượu, dùng trà là “thêm dầu vào lửa”. Bởi vì trong trà chứa theophylline có tác dụng lợi tiểu. Sau khi uống nhiều rượu, rượu chưa kịp phân giải đã hòa cùng với trà đi vào thận, gây tổn thương cho thận. Ngoài ra, trong trà cũng chứa các chất hình thành sỏi, người thường xuyên uống trà đặc cần phải chú ý bản thân có mắc sỏi thận hay không.
2. Trà đặc phá hủy dạ dày
Trong trà đặc chứa quá nhiều caffeine, theophylline,... sẽ kích thích các tế bào thành dạ dày, dần đến tăng tiết axit dạ dày quá mức. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và tổn thương, gây viêm, sung huyết, phù thũng, và thậm chí là loét dạ dày, tổn thương đường tiêu hóa. Theo một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 70% bệnh nhân bị loét dạ dày thường thích uống trà đặc. Ngoài ra, caffeine trong trà đặc cũng có thể gây nghiện và tạo thành một vòng luẩn quẩn.
3. Trà đặc phá hủy các mạch máu
Người già có mạch máu yếu, trà xanh nhạt có lợi trong việc điều trị tăng huyết áp, nhưng uống trà đặc có thể khiến đại não hưng phấn, gây bất an, mất ngủ và đánh trống ngực, từ đó khiến huyết áo tăng cao. Ngoài ra, tác dụng kích thích của caffeine có thể khiến tim đập nhanh, lưu lượng máu tăng nhanh và thở nhanh, dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim, điều này gây bất lợi đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, nhịp tim nhanh.
Uống trà đặc sẽ làm tăng thể tích máu, đến một mức độ nhất định, nó cũng sẽ làm tăng gánh nặng tim và các triệu chứng suy tim. Uống trà đặc quá nhiều có thể gây tử vong cho bệnh nhân tim mạch và mạch máu não.
4. Trà đặc phá hủy xương
Hàm lượng lớn caffeine trong trà đặc không chỉ ức chế sự hấp thu canxi ở tá tràng, mà còn đẩy nhanh quá trình bài tiết canxi qua nước tiểu. Do tác dụng kép của ức chế hấp thu và tăng tốc bài tiết, dẫn đến thiếu canxi trong cơ thể, đặc biệt gây mất canxi trong xương, thời gian dài sẽ dẫn đến loãng xương, và rất dễ bị gãy xương.
5. Trà đặc phá hủy giấc ngủ
Như chúng ta đã biết, trà chứa 2% đến 5% caffeine, và trà đặc chứa hàm lượng caffeine cao hơn. Một tách trà mạnh chứa khoảng 100mg caffeine. Caffein quá mức có thể gây hưng phấn thần kinh quá độ, dẫn đến mất ngủ.
6. Trà đặc phá hủy chất dinh dưỡng
Trà đặc cũng chứa axit tannic, có thể cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể, biểu hiện là thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời còn có thể kết hợp với protein và vitamin B1 trong thực phẩm, gây táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện ra rằng uống quá nhiều trà sẽ làm tăng lượng nước tiểu, gây mất các chất dinh dưỡng quan trọng như magiê và kali.
7. Trà đặc làm răng ố màu
Nếu nước trà nhạt có thể sẽ không gây ra tình trạng này, nhưng đối với trà đặc thì khác, nó sẽ làm răng ố màu, màu răng sẽ vàng hơn, vôi răng nhiều hơn, làm cho hàm răng mất đi vẻ mỹ quan, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Hà Vũ
Theo Phụ nữ VN
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân