Chương Mỹ: Nhiều mô hình liên kết tạo được sức bật
Điển hình như: Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn, Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến, Hợp tác xã công nghệ cao Kiên Cà...
Có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nắm bắt được cơ hội này Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến Vũ Thị Huyền đã thành lập HTX với mục tiêu hợp tác tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn. Đồng thời mạnh dạn triển khai 2 mô hình trồng lúa hữu cơ và trồng bưởi Diễn có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vùng trồng lúa của Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ). |
Chị Vũ Thị Huyền - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến cho biết: Hợp tác xã đã triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao hữu cơ và hướng hữu cơ 2 vụ/năm, thu hút 123 hộ dân tham gia. Trong đó, lúa hữu cơ có diện tích hơn 40ha/năm; sản lượng đạt khoảng 54-55 tạ/ha. Với diện tích này, các hộ đã sử dụng 100% phân hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Ngoài lúa hữu cơ, hợp tác xã còn có 40ha sản xuất theo hướng hữu cơ, sử dụng giống lúa chất lượng cao, sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường.
Theo đó, Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến hiện có hơn 50ha trồng bưởi được chia thành các vùng khác nhau, trong đó có 3,5ha bưởi hữu cơ; 20ha bưởi hướng hữu cơ; 10ha bưởi được cấp mã vùng xuất khẩu đi Liên minh châu Âu (EU) và 10ha bưởi VietGAP. Đơn vị liên kết các thành viên trong mô hình hợp tác để đưa kỹ thuật trồng lúa, bưởi theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, từ khâu giám sát nông dân trong quá trình chăm sóc, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học hiệu quả, tập huấn cho nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp, đến hỗ trợ triển khai ứng dụng tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tích cực hỗ trợ để xây dựng chuỗi sản xuất-tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ Japonica, bưởi cho HTX Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến, về tem, nhãn, bao bì cho sản phẩm. Đồng thời, chỉ đạo HTX đầu tư lắp đặt hệ thống máy xay xát, đóng gói, bao tiêu 100% sản phẩm lúa hữu cơ cho người dân. Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức quản lý chuỗi và phát triển thị trường cho cán bộ HTX và nông dân, hỗ trợ cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm gạo chất lượng cao tại các quận nội thành Hà Nội để quảng, bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm...
Tương tự, sản xuất lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị ở xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ được đánh giá là một trong những mô hình nông nghiệp điển hình của thành phố Hà Nội.
Sản xuất lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị ở xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ được đánh giá là một trong những mô hình nông nghiệp điển hình của thành phố Hà Nội. |
Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, bà Trịnh Thị Nguyệt cho biết hiện đơn vị đã có vùng nguyên liệu hơn 40ha sản xuất lúa hữu cơ và có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, toàn bộ lúa được các thành viên thu hoạch, chế biến, xuất bán tại nhiều tỉnh thành và một phần dành để xuất khẩu.
Để minh bạch hóa quá trình sản xuất, các camera được lắp ngay trên cánh đồng, người quản lý có thể truy cập được xem thành viên đang cấy hái ra sao. Hiện tại, giá bán gạo hữu cơ cao của Đồng Phú luôn cao hơn gấp 2,5 - 3 lần so với các loại gạo sản xuất thông thường, nhờ vậy cho doanh thu trên 160 triệu đồng/ha.
Từ mô hình điểm ở Đồng Phú mà quy mô canh tác lúa gạo hữu cơ tại huyện Chương Mỹ liên tục tăng qua từng mùa vụ, trở thành địa phương đi đầu thành phố.
Sản phẩm Cà Gai Leo của Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long được mang đi giới thiệu tại các kỳ xúc tiến thương mại. |
Hay mô hình gà gai leo của anh Phan Trung Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long do anh Kiên điều hành là một mô hình khép kín từ khâu trồng, sơ chế, chế biến nguyên liệu đến thành phẩm. Chính vì giảm được chi phí trong quá trình sản xuất nên người tiêu dùng vừa được sử dụng sản phẩm sạch, an toàn vừa tiết kiệm được chi phí.
Mỗi sản phẩm đều có mã vạch, dễ dàng truy xuất nguồn gốc và từ đó sản phẩm nhận được niềm tin từ khách hàng sử dụng. Trên thị trường hiện nay, cà gai leo đã có mặt với nhiều các loại sản phẩm khác nhau như: Cà gai leo nguyên chất, cà gai leo túi lọc, cà gai leo hòa tan và viên nang cà gai leo có tác dụng mát gan, tiêu độc và nhiều công dụng khác nhau được ghi đầy đủ thông tin trên nhãn mác, thuận tiện cho người tiêu dùng.
Nhận xét về các mô hình liên kết tại huyện Chương Mỹ ông Tống Văn Thái – Trưởng phòng kinh tế huyện cho rằng:Thực hiện Đề án số 06-ĐA/HU “Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nông sản sạch; tiếp tục phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chất lượng cao, tăng cường xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp huyện, giai đoạn 2021-2025”, trong 3 năm qua, huyện đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 2/8 chỉ tiêu của Đề án, còn 6/8 chỉ tiêu chưa hoàn thành. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan.
Toàn huyện có 320 ha lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ; gần 50 ha rau đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP; trên 156 ha cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ; 40 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP và HACCP; 40ha thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP. Huyện cũng đã hỗ trợ duy trì và phát triển 10 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, tăng 5 chuỗi so với năm 2020.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và được chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt còn hạn chế; các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ chủ yếu là liên kết đơn giản, quy mô nhỏ, thiếu ổn định; hoạt động xúc tiến thương mại chưa phát huy hết thế mạnh; chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư vào phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực.
Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng: liên kết chuỗi mang lại nhiều lợi ích cho không chỉ Doanh nghiệp (DN) và người sản xuất, mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các nông sản an toàn với giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, để liên kết thực sự bền vững, cần có sự gắn kết, trao đổi thông tin nhiều hơn nữa giữa các DN và người nông dân. Cùng với đó, Nhà nước sẽ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của các DN vào phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Cũng theo ông Chí, các giải pháp về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao, an toàn thực phẩm cũng rất cần được chú trọng. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu số lượng mà còn cả đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao của thị trường. |
Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế
Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế
Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế
An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết
15:30 OCOP
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 Nghiên cứu trao đổi
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 Văn hóa - Xã hội
Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
15:27 Tin tức
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
10:05 OCOP