Chè Đường Hoa Hải Hà sản phẩm OCOP 4 sao
Chè là cây trồng truyền thống và chủ lực của huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) và được huyện Hải Hà xác định là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng của địa phương. Trong các giống chè được trồng tại khu vực này thì chè Đường Hoa là một trong những sản phẩm chè nổi tiếng của huyện Hải Hà.
Chè Đường Hoa có vị thanh đậm, màu xanh ngát, có vị ngọt thanh đọng lại nơi đầu lưỡi và mùi thơm đặc biệt quyến rũ người thưởng thức. Sản phẩm chè Đường Hoa đã được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được cấp mã số, mã vạch, thiết kế bao bì, nhãn mác, xác lập quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Bà Hà Ngọc Quỳnh và các sản phẩm chè
Để có được mùi vị đặc biệt như vậy, khâu hái chè phải vô cùng tinh tế, kỳ công và cũng mất nhiều thời gian. Mỗi một năm, chè cho thu hoạch từ 6 - 7 lứa, chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 10, còn vào mùa đông do thời tiết lạnh nên chè thường chậm phát triển. Khi mùa mưa xuân vừa đến, những búp chè non sẽ chớm nảy mầm, người dân phải hái những mầm non ấy vào buổi sáng sớm, đựng bằng sọt tre, rồi mang về hong và sao trên bếp than hồng vô cùng tỉ mỉ, cầu kì để cho ra mẻ chè xuân thơm ngon. Hái búp chè cũng phải đúng cách “một tôm hai lá, một cá hai chừa” để lấy được phần ngon nhất của búp chè.
Từ năm 2012, Công ty TNHH Thuấn Quỳnh đã đề xuất và được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt cho thực hiện Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và chế biến chè theo hướng VietGAP” với mong muốn sản xuất ra sản phẩm chè đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu đến các thị trường quốc tế. Bên cạnh hướng dẫn bà con thay đổi quy trình, sản xuất thâm canh, áp dụng cơ giới, quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong các khâu sản xuất, chăm sóc, thu hái chè, Công ty tập trung chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, chấp hành nghiêm vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty đã nghiên cứu và thực hiện các quy trình kỹ thuật theo tiêu chí VietGAP, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè Đường Hoa không thua kém so với các thương hiệu chè nổi tiếng trong nước. Trên cơ sở đó, chè Đường Hoa sẽ mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất chè của Quảng Ninh.
Chè đường hoa huyện Hải Hà - Sản phẩm của Công ty TNHH Thuấn Quỳnh
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trường, Công ty TNHH Thuấn Quỳnh đã chú trọng tới việc đầu tư khoa học kỹ thuật, chủ động cải tiến và đầu tư công nghệ chế biến, bao gói, mẫu mã để có sản phẩm đẹp hơn; Cơ giới hoá các khâu sản xuất, đổi công nghệ sao chè bằng than sang bằng gas; Đưa giống mới vào trồng. Mỗi năm, Công ty TNHH Thuấn Quỳnh đã sản xuất chế biến và xuất khẩu trên 400 tấn chè, cho thu nhập khoảng 10 tỷ đồng/năm, đây cũng là điều kiện để Công ty bao tiêu được toàn bộ nguyên liệu chè cho bà con nông dân của huyện và các vùng lân cận khác.
Hiện nay, chè được trồng ở 7, 8 xã của huyện Hải Hà, với tổng diện tích trồng chè đạt 770 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất bình quân 7,8 tấn/ha/năm; Sản lượng chè tươi 5.600 tấn/năm, sản lượng chè khô 1.200 tấn/năm. Huyện có 4 cơ sở sản xuất, chế biến, tổng công suất 10-12 tấn chè tươi/ngày, gồm: Công ty TNHH Thuấn Quỳnh, sản xuất 400 tấn/năm; Công ty TNHH chè Quảng Long, chế biến 150 tấn/năm; Cơ sở sản xuất Thiện Thu, chế biến 180 tấn/năm; Cơ sở sản xuất chè Dũng Nga, chế biến 150 tấn/năm. Sản phẩm chè khô của huyện đã được đăng ký thương hiệu, mã số, mã vạch…; Tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu sơ chế sang Trung Quốc và Đông Âu. Cây chè đã giúp cải thiện được tình trạng đất trống đồi trọc, tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương và mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho bà con.
Vùng chè tại huyện Hải Hà
Khả năng cung ứng và thị trường tiêu thụ
Sản lượng chè của Công ty TNHH Thuấn Quỳnh ở mức khoảng 400 tấn/năm. Thương hiệu chè Đường Hoa đã được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nhu cầu xuất khẩu sản phẩm ngày càng lớn. Hiện sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm dưới dạng sản phẩm thô chủ yếu sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc và Đông Âu; đồng thời bước đầu cũng đã xuất khẩu được sang các thị trường Nga, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ.
Để phát triển thương hiệu chè Đường Hoa, đồng thời, giữ diện tích vùng chè, nâng cao chất lượng sản phẩm chè, thị trường tiêu thụ chè, trong những năm qua, chính quyền huyện Hải Hà đã thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ như: Năm 2018, huyện đã phân bổ hơn 2,5 tỷ đồng hỗ trợ 6 dự án phát triển sản xuất, trong đó có hạng mục Đề án phát triển vùng chè năm 2018; Dành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ chế biến để tạo ra sản phẩm chè chất lượng, trong đó đã hỗ trợ điểm cho một mô hình gần 500 triệu đồng để cải thiện thiết bị, đồng thời hỗ trợ mẫu mã bao bì, mã số mã vạch cho các sản phẩm chè Hải Hà tham gia chương trình OCOP.
Được biết, năm 2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản phê duyệt danh mục các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP cấp quốc gia giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, chè Đường Hoa và các sản phẩm từ chè là một trong 12 sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh của Quảng Ninh.
Bài, ảnh: Nam Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
10:23 | 03/10/2024 OCOP
Tin khác
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba
13:28 | 02/10/2024 OCOP
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống
10:08 | 30/09/2024 OCOP
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:07 | 30/09/2024 OCOP
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
15:01 | 27/09/2024 OCOP
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa
09:36 | 27/09/2024 OCOP
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
11:14 | 24/09/2024 OCOP
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
10:57 | 24/09/2024 OCOP
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
08:56 | 24/09/2024 OCOP
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP
10:44 | 23/09/2024 OCOP
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
14:03 | 20/09/2024 OCOP
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
14:51 | 17/09/2024 OCOP
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
09:57 | 17/09/2024 Tin tức
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 | 16/09/2024 OCOP
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 Làng nghề, nghệ nhân
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 Kinh tế