Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị và phòng bệnh lao màng phổi
NỘI DUNG
- 1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị và phòng bệnh lao màng phổi
- 2. Những dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh lao màng phổi
- 3. Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh lao màng phổi
Lao màng phổi thường xuất hiện sau khi bị lao phổi và đứng thứ 2 trong số các thể lao dễ gặp nhất. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phác đồ điều trị dài ngày. Tuy nhiên nếu không tuân thủ điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phủ màng phổi...
Theo ThS.BSNT Phan Hữu Kiệm, Bệnh viện Phổi Hà Nội, bệnh lao màng phổi cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị để tránh tình trạng kháng thuốc hoặc tái phát bệnh.
Để phòng ngừa bệnh lao màng phổi, cần duy trì lối sống khoa học bằng cách thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể; Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh lao màng phổi.
Dinh dưỡng khoa học không chỉ là yếu tố hỗ trợ điều trị mà còn là một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm soát bệnh lao màng phổi. Việc chú trọng xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng kết hợp với tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và phòng ngừa bệnh tái phát.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương, dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt đối với người bệnh nặng. Can thiệp dinh dưỡng đúng và sớm giúp người bệnh nâng cao thể trạng, nhanh hồi phục, giảm biến chứng liên quan đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và cải thiện chất lượng điều trị chung.
Bản thân các triệu chứng bệnh lao và tình trạng suy dinh dưỡng do bệnh gây ra đều làm suy yếu hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác và khó phục hồi.
Trong khi điều trị, người bệnh lao màng phổi cần được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng suy kiệt do bệnh và tác dụng phụ của thuốc. Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho việc tái tạo mô bị tổn thương ở màng phổi và cải thiện sức khỏe.
Sau khi điều trị, để phòng ngừa tái phát, người bệnh cần duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng và đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt để chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao nói chung bao gồm cả lao màng phổi.
2. Những dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh lao màng phổi
Protein
Vi khuẩn lao tấn công và gây tổn thương màng phổi. Protein là thành phần cấu tạo chính của tế bào và các mô trong cơ thể. Việc cung cấp đủ protein giúp cơ thể tái tạo và phục hồi các tế bào bị tổn thương ở màng phổi, giúp quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.
Để sản xuất đủ kháng thể, cơ thể cần nguồn protein dồi dào từ các nguồn thực phẩm như: Thịt nạc (gà, cá, bò), trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai), các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đen), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó), đậu phụ...
Vitamin A
Vitamin A rất cần cho sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch, đặc biệt là các tế bào biểu mô ở đường hô hấp, giúp bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Vitamin A có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng, các loại rau củ có màu vàng cam và rau có lá màu xanh đậm.
Vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Người bệnh lao màng phổi nên chú trọng bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn uống hằng ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, kiwi, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh...
Vitamin D
Vitamin D điều hòa hệ miễn dịch, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn trong việc chống lại nhiễm trùng. Thiếu vitamin D có liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng bao gồm cả lao.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: Cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi), lòng đỏ trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa tăng cường vitamin D. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Vitamin E
Vitamin E cũng là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Người bệnh nên bổ sung vitamin E bằng cách ăn các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ), dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu ô liu), rau lá xanh đậm.
Kẽm
Thiếu kẽm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Người bệnh lao màng phổi nên chú trọng ăn thực phẩm chứa kẽm như: thịt đỏ, hải sản (hàu, tôm, cua), các loại đậu, hạt bí ngô, hạt điều... để tăng cường khả năng miễn dịch chống lại nguy cơ tái phát bệnh.
Selen
Selen cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của các tế bào miễn dịch. Những tế bào này đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn lao. Tốt nhất là nên đảm bảo cung cấp đủ selen thông qua một chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung các loại thực phẩm chứa selen như: Cá ngừ, tôm, thịt gà, trứng, các loại hạt...
Probiotics
Thuốc kháng lao có thể gây ra các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu. Việc bổ sung thực phẩm probiotics như sữa chua, các thực phẩm lên men có thể giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn và tăng cường miễn dịch cho người bệnh.
Sữa chua cung cấp probiotics có lợi cho đường ruột và hệ miễn dịch.
3. Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh lao màng phổi
Cân bằng và đa dạng: Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
Ưu tiên thực phẩm tươi, nguyên chất: Chọn thực phẩm tươi, nguyên chất, ưu tiên các nguồn carbohydrate phức tạp (gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám) và chất béo lành mạnh (dầu ô liu, dầu đậu nành, quả bơ) để cung cấp năng lượng ổn định. Tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: Thuốc kháng lao có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, do đó người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, chế biến đơn giản như cháo, súp, đồ luộc, hấp. Tránh các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá ngọt hoặc quá chua.
Chia nhỏ bữa ăn: Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa) thay vì 3 bữa chính để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ dinh dưỡng.
Uống đủ nước: Duy trì đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp đào thải độc tố, hỗ trợ chức năng các cơ quan và làm loãng dịch nhầy nếu có.
Đảm bảo an toàn thực phẩm: Người bệnh lao có hệ miễn dịch suy yếu cần đặc biệt chú ý đến an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ nhiễm trùng thêm. Cần ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Lưu ý: Người bệnh nên lưu ý đến các tương tác có thể xảy ra giữa thuốc điều trị lao và một số loại thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng. Một số loại thuốc có thể tương tác với nhau khi ăn một số loại thực phẩm, uống rượu hoặc hút thuốc, do đó người bệnh lao màng phổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về vấn đề này.
Xem thêm:
Lao màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách phòng ngừa và điều trị
Câu hỏi thường gặp về lao màng phổi
Bài tập cho người mắc lao màng phổi
Thuốc điều trị lao màng phổi
Tin liên quan
Tin khác

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 | 30/10/2024 Sức khỏe - Đời sống

Kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường
09:56 | 30/09/2024 Sức khỏe - Đời sống

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 | 19/09/2024 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
10:54 | 05/09/2024 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm bổ sung canxi tốt cho sức khoẻ
09:51 | 22/08/2024 Sức khỏe - Đời sống

Nga tìm ra cách ngăn chặn sự phát triển của khối u não
14:02 | 07/08/2024 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp cực kỳ hiệu quả
09:39 | 24/07/2024 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp
12:04 | 25/06/2024 Sức khỏe - Đời sống

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
21:37 Tin tức

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 Văn hóa - Xã hội

Festival Tinh Hoa Văn Hoá – Võ Thuật 2025: "Vươn Mình Từ Đất Tổ"
18:29 Tin tức

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 Văn hóa - Xã hội

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 Làng nghề, nghệ nhân