Chàng trai khởi nghiệp kiếm tiền tỷ năm nào cũng đi thi đại học
28 cửa hàng sáo
Sinh ra và lớn lên ở Tân Kỳ, Nghệ An, gia đình anh không có ai theo nghiệp kinh doanh hay nghệ thuật. Mão chia sẻ: ‘Từ năm thứ 2 đại học mình đã kiếm được tiền, không cần trợ cấp của gia đình rồi’.
‘Lần giao dịch đầu tiên là bán một chiếc sáo 100 nghìn đồng. Mình tự làm để thổi, nhưng có người hỏi mua thì mình bán luôn’.
‘Từ lúc kiếm được tiền là mình thích kinh doanh’ - Mão nói. Năm ấy, anh đang là sinh viên năm thứ 2 ĐH Kiến trúc Hà Nội.
Đam mê thổi sáo và tự tay làm sáo, Mão gắn bó với cây tre, cây trúc từ đó và đó cũng là nền tảng để anh làm ra những ống hút tre thân thiện với môi trường như bây giờ.
Nguyễn Văn Mão - ông chủ của 28 cửa hàng sáo trúc trên khắp cả nước.
Nhiều năm nay, nguồn thu chính của Mão đến từ 28 cửa hàng bán sáo trên khắp cả nước.
Anh cũng thừa nhận bán sáo là lao vào một thị trường ngách, nhưng anh tự tin khẳng định mình đang trong top đầu ở thị trường ngách ấy.
Ống hút tre ra thế giới
Thời gian gần đây, Mão xuất hiện nhiều trên truyền thông nhờ thương hiệu ống hút tre của riêng mình. Anh chia sẻ, thực ra anh đã tìm hiểu và làm thử ống hút tre từ năm 2016, nhưng khi ấy chỉ làm nhỏ lẻ, ‘cảm thấy chưa đâu vào đâu, người dùng thì chưa hưởng ứng lắm’ nên anh bỏ.
Gắn bó với cây tre, cây trúc đã lâu, Mão mở rộng hướng kinh doanh sang sản phẩm ống hút tre thân thiện với môi trường.
‘Rất may mắn là khi quyết định làm lại ống hút tre thì một số nước châu Âu cấm dùng ống hút nhựa, nên khách hàng cứ thế tìm đến’.
Hiện tại, anh cho biết 98% hàng sản xuất ra được xuất khẩu sang Pháp, Đức, Ấn Độ, trong đó Ấn Độ chiếm 70%.
Hiện tại, Mão có 5 cơ sở sản xuất ống hút, chủ yếu nằm ở phía Nam.
‘Nếu nói làm ống hút tre chỉ để bảo vệ môi trường là không đúng. Mình làm kinh doanh thì phải có tiền. Nhưng mục đích kinh doanh cũng tương đồng với mục đích bảo vệ môi trường.
Để bảo vệ môi trường thì phải càng nhiều người dùng ống hút tre càng tốt. Để nhiều người dùng được thì phải bán rẻ. Nếu bán rẻ mà có nhiều người mua thì lợi nhuận vẫn cao’.
Anh cho biết, hiện tại 98% sản phẩm của anh được xuất ra thị trường nước ngoài. ‘Mình là chủ của thương hiệu ống hút tre lớn như thế nhưng nhiều khi ra quán cafe ngồi vẫn phải ngậm ống hút nhựa’ - anh cười nói.
Tuy nhiên, Mão thừa nhận rằng thị trường trong nước đang có những thay đổi tích cực với dòng sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường. Anh nhìn thấy những thay đổi cụ thể nhất từ số lượng đặt hàng ngày một tăng lên của các cửa hàng cafe.
Anh đang dần tự động hoá các khâu sản xuất trong quy trình.
Anh cho rằng, thị trường tiềm năng này sẽ ngày càng phát triển khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Năm nào cũng thi đại học vì thích sinh viên
Không chỉ nổi tiếng nhờ sáo trúc, ống hút tre, từ lâu Mão đã ‘có tiếng’ về một sở thích đặc biệt, đó là năm nào cũng đi thi đại học.
Con đường học vấn của anh cũng lắm gian truân và nhiều điều thú vị.
Năm 2006, Mão thi đại học lần đầu tiên nhưng bị trượt. Năm sau, anh thi lại và đỗ vào khoa Sư phạm Toán, ĐH Sư phạm Vinh.
Học được một năm thì ‘thấy chán’, Mão đăng ký thi ĐH Kiến trúc Hà Nội. Từ đó đến nay năm nào anh cũng đăng ký đi thi đại học và năm nào cũng đỗ với số điểm hầu như trên 20. Các trường Mão từng theo học gồm có: ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Thuỷ lợi, ĐH Công đoàn.
Chất lãng mạn của chàng trai khởi nghiệp.
‘Mình mới tốt nghiệp duy nhất ĐH Kiến trúc Hà Nội. Hiện tại mình vẫn đang là sinh viên năm 4 ĐH Công Đoàn, lại vừa nhập học xong ĐH Giao thông Vận tải. Hôm khai giảng còn lên thổi sáo cho cả khoa, cả trường nghe’.
Khi được hỏi tại sao lại có nhu cầu học nhiều trường đến vậy, anh giải thích: ‘Đó là sở thích của mình. Thứ nhất là để truyền cảm hứng cho các bạn thi trượt nên cố gắng thi lại. Thứ 2 là vì mình thích đến với sinh viên.
Các bạn ấy chưa phải lo cơm áo gạo tiền, rất thoải mái về tinh thần. Đến với các bạn ấy là mình được lây cái tinh thần ấy. Ngoài ra, mình đi thi, đi học là để cho cái đầu đỡ ù lì, để giữ vững sự nhanh nhẹn’.
Anh còn khoe, ‘vừa trở thành tân sinh viên ĐH Giao thông Vận tải đã được các thầy bầu làm chủ nhiệm câu lạc bộ gì đó, đại loại là có nhiệm vụ nói chuyện, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên’.
Mão nói, nếu được tư vấn cho các bạn sinh viên về khởi nghiệp, anh sẽ khuyên các bạn trước tiên cần học và tập đọc sách.
Sau đó thì thích gì làm đấy và sẵn sàng chấp nhận làm sai, làm hỏng. ‘Đây là tuổi các bạn được phép sai và hỏng, là lúc các bạn cần học hỏi, chứ chưa cần phải kiếm được tiền ngay’.
Theo Vietnamnet
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 Làng nghề, nghệ nhân
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 Nông thôn mới
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 OCOP