Chàng Robinson giữa ốc đảo, cách làm giàu 'độc' nhất tỉnh Thái Bình
Nuôi ốc nhồi kiểu chẳng giống ai
Chuyện ông nông dân "bí hiểm" ra giữa sông Hồng nuôi ốc nhồi trong cái thuyền bỏ hoang khiến phóng viên quá tò mò.
"Bơi" ra giữa sông Hồng, chúng tôi đến thăm quan mô hình nuôi ốc nhồi của ông Phạm Văn Thư vào những ngày đầu tháng 7. Tuy được người quen dẫn đi nhưng phải mất một lúc để ông Thư đánh thuyền vào chở chúng tôi ra nơi ông làm giàu.
Nuôi ốc nhồi độc nhất Thái Bình, ông Phạm Văn Thứ kiếm hàng chục triệu mỗi tháng. Trong ảnh: Ông Thư xuống lòng thuyền-nơi giống như một cái ao ở giữa sông Hồng mò 1 lúc được bao nhiêu là ốc nhồi. Những con ốc nhồi ông Thư nuôi ở giữa sông Hồng có màu sắc bắt bắt, trơn bóng, sáng màu, hấp dẫn chứ không dính nhiều bùn đất, rong rêu như nuôi ở trong ao...
Chờ đợi dưới cái nắng cháy da, càng làm chúng tôi tò mò hơn về mô hình nuôi ốc nhồi có một không hai ở tỉnh Thái Bình, thậm chí là chưa nơi nào trên đất nước Việt Nam này có cái "ao" nuôi ốc nhồi như ông Thư.
Bên chén trà nóng lênh đênh trên con thuyền, ông Thư từ từ kể về câu chuyện mang con ốc nhồi ra giữa sông Hồng nuôi.
Ông Thư trước kia làm nghề vận chuyển cát gần 20 năm trên con sông Hồng. Thời gian đầu công việc khá thuận lợi. Nhưng khi những con thuyền bằng sắt hiện đại ra đời, chiếc thuyền bê tông nặng nề của ông trở lên lạc hậu, công việc làm ăn ngày càng kém đi.
Cận cảnh con thuyền cát bỏ hoang ở giữa sông Hồng-nơi ông Thư biến thành cái ao nuôi ốc nhồi mang lại nguồn thu nhập khá cao cho gia đinh. Nhiều người gọi ông Thư là "chàng Robinson" nuôi ốc nhồi ở giữa sông Hồng.
Thất nghiệp , ông Thư lên bờ tìm kế sinh nhai. Được bạn bè giới thiệu cho mô hình nuôi ốc nhồi cho hiệu quả kinh tế cao. Ban đầu, ông cũng chưa thấy "kích thích" với nghề nuôi ốc nhồi lắm bởi trong đầu biết bao câu hỏi: Nuôi ở đâu, nuôi như thế nào...
Rồi bất chợt, có người bạn nói ông mang ốc nhồi ra cái thuyền bê tông đang bỏ hoang ngoài giữa sông Hồng mà nuôi. Thế là trong đầu ông vụt lên ý tưởng cải tạo cái thuyền đó làm ao nuôi ốc nhồi. Nghĩ được, ông Thư phấn chấn như "bắt được vàng".
Vậy là ốc nhồi có thể nuôi được trên con thuyền cát bỏ hoang ở giữa sông Hồng của ông Thư. Thấy ý tưởng hay quá, ông liền tìm tới các mô hình nuôi ốc nhồi để tham quan học hỏi và mua ốc giống về nuôi thử.
Để bảo vệ trứng ốc nhồi giống, sau khi ốc đẻ ông Thư gom lại mang vào để trong nhà lưới, phun nước hàng ngày tạo môi trường ẩm thích hợp cho trứng ốc nở thành ốc nhồi giống.
“Tôi đến tham quan thì thấy người ta nuôi bạt ngàn ốc nhồi trong bể xi măng, lúc này tôi với nghĩ thầm, nuôi trên bể bê tông xi măng với trên thuyền có khác gì nhau đâu. Sau đó tôi về lắp đặt thêm hệ thống bơm, thay tháo nước và mua 4.000 ốc giống về nuôi thử”, ông Thư kể lại với phóng viên.
Lại một lần nữa được làm kinh tế trên con thuyền đã từng gắn bó mấy chục năm, ông Thư trở lên tâm huyết hơn, trong người sôi sục ý chí làm giàu, cảm thấy trong người khoẻ ra, ông huýt sáo, tươi tắn cả ngày khác hắn với cái thời ông thất nghiệp.
Cũng vì thế mà dưới sự chăm sóc cẩn thận, đàn ốc nhồi của ông Thư lớn nhanh như thổi, con nào con ấy cũng béo nung núc "trơn lông đỏ da".
"Cũng có thể do nuôi ốc nhồi ở giữa sông có nước vào nước ra, có hơi phù san nên con ốc chóng lớn, khoẻ mạnh, đẹp mã...", ông Thư nhận định.
Ông Phạm Văn Thư cho biết, nuôi ốc nhồi trên thuyền không khác gì nuôi trong bể xi măng, ốc phát triển rất tốt, lớn nhanh.
Đặc biệt, nuôi ốc nhồi trên thuyền có thể tận dụng nguồn nước sạch vô tận ở sông Hồng nên môi trường nuôi ốc lúc nào cũng sạch, ốc ăn nhiều hơn nên lớn nhanh.
Thấy con ốc nhồi dễ nuôi, cho thu nhập khá cao nên ông Thư quyết tâm mở rộng nuôi hết cả diện tích cái thuyền bỏ hoang. Tính đến thời điểm hiện tại, ông Thư đang có đàn ốc bố mẹ lên đến 2,000 con, vào mùa ốc nhồi sinh sản, ngày nào ông cũng thu nhặt trứng đem đi ấp.
Đổi đời nhờ nuôi ốc nhồi
Hằng năm, cứ tháng 3 âm lịch thì ốc nhồi vào mùa sinh sản. Để bảo vệ trứng ốc nhồi giống, sau khi ốc đẻ tốt nhất nên mang vào để trong nhà lưới, phun nước hàng ngày tạo môi trường ẩm thích hợp cho trứng ốc phát triển.
Lúc mới đẻ, trứng ốc nhồi có màu trắng, khi sắp nở thì chuyển sang màu trắng đục. Sau khoảng 15 ngày, trứng ốc nhồi nở, vỏ vôi của trứng sẽ từ từ tan biến tạo thành lớp keo bao bọc ốc con bên ngoài.
Khi ốc nhồi mới nở chỉ cho ăn bèo tấm, đến khi con to hơn cỡ bằng hạt ngô thì cho ăn bằng cám gạo để kích thích ốc lớn nhanh hơn.
Thức ăn của ốc khá đơn giản dễ trồng, dễ kiếm là các loại rau, củ, quả, bèo...Đối với quả đu đu trước khi cho ốc ăn phải ngâm qua nước cho ra hết nhựa.
Đến khi con ốc nhồi to hơn hạt ngô thì thả xuống ao nuôi thành ốc nhồi thịt thương phẩm.
“Trung bình mỗi tháng, tôi cung cấp ra thị trường hơn 30.000 con ốc nhồi giống, giá ốc nhồi giống từ 500-700 đồng/con. Nhờ bán ốc nhồi ốc giống mà tháng nào tôi cũng có thu nhập hơn 15 triệu đồng”, ông Thư tiết lộ.
Để chủ động và có nguồn thức ăn sạch nuôi ốc nhồi, ông Thư dành ra 3 sào đất màu trồng bí, mướp, đu đủ…lấy quả cho ốc nhồi ăn.
Nhờ vậy mà ông không tốn bất kì chi phí thức ăn nào, đặc biệt bầu bí, đu đủ ông trồng không phun thuốc sâu nên là nguồn thức ăn sạch cho ốc nhồi...
“Con ốc nhồi rất dị ứng với thuốc trừ sâu, nếu mà thức ăn không rõ nguồn gốc, nhiễm thuốc sâu, thuốc trừ cỏ là nó chết ngay. Nuôi ốc nhồi mà nguồn thức ăn không đảm bảo sạch thì rất rủi ro, chỉ cần một lượng nhỏ thuốc trừ sâu trong thức ăn là cả đàn ốc "chầu trời" hết.
Khi ốc nhồi mới nở chỉ cho ăn bèo tấm, đến khi con to hơn cỡ bằng hạt ngô thì cho ăn bằng cám gạo để kích thích ốc lớn nhanh hơn.
Nhiều khi người ăn chưa việc gì nhưng ốc nhồi dính tí thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ là lăn ra chết. Vì vậy người nuôi ốc nhồi cần chú ý và chủ động được thức ăn sạch cho ốc”, ông Thư lưu ý.
Ngoài nguồn thu nhập chính là bán ốc giống, ông Thư mỗi năm bán ra hơn 600kg ốc nhồi thịt thương phẩm, giá bán ốc nhồi thịt dao động từ 80 -100 ngàn đồng/kg. Nuôi ốc nhồi về một nguồn thu nhập không hề nhỏ, giúp gia đình ông Thư có một cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều.
Từ khi nuôi ốc nhồi thành công ở cái thuyền bỏ hoang ở giữa sông Hồng, nhiều người khen ông Thư có cách làm giàu "độc nhất" tỉnh Thái Bình. Việc ông làm giàu như là câu chuyện "chàng Robinson" nuôi ốc nhồi ở giữa sông Hồng.
Theo Dân Việt
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân