Cảnh giác với sẩn ngứa mùa hè
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sẩn ngứa trong đó thường gặp là do côn trùng đốt, kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng, dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin... gây tình trạng sẩn ngứa
Sẩn ngứa cũng là biểu hiện của viêm da cơ địa. Sẩn ngứa cũng kèm theo một số bệnh như các khối u lympho Hodgkin hoặc bạch cầu cấp. Một số bệnh lý mạn tính cũng có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa như: Bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến cận giáp, viêm gan, xơ gan, tắc mật; Thận suy thận mạn tính; Thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt...
Nhiều người tiếp xúc công việc ở môi trường nóng, khô hanh, hóa chất hoặc do cơ đại kết hợp ăn đồ cay nóng cũng dẫn đến tình trạng sẩn ngứa.
Ăn hải sản dễ gây mẩn ngứa.
Biểu hiện thường gặp
Thông thường các biểu hiện lâm sàng của sẩn ngứa là các sẩn phù dạng mày đay, sẩn huyết thanh. Mụn nước xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết. Các sẩn cục là tổn thương màu đỏ nâu hoặc xám có kích thước từ 1 - 2cm. Các vết xước do cào gãi rải rác, chủ yếu vùng da hở.
Không chủ quan
Các sẩn ngứa không nguy hại ngay với sức khỏe; tuy nhiên sẩn ngứa ở thể cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Nhiễm trùng thứ phát xuất hiện do trẻ gãi, chà xát. Nguyên nhân hay gặp do viêm da cơ địa, quá mẫn với các phản ứng côn trùng đốt hoặc với thức ăn. Ở thể cấp tính tổn thương chủ yếu là sẩn phù và mày đay, trên tổn thương có mụn nước, vỡ gây tiết dịch nếu không xử trí đúng có thể gây viêm nhiễm.
Đối với thể bán cấp, tiến triển của bệnh dai dẳng và có thể mạn tính. Nguyên nhân của thể bán cấp đôi khi khó phát hiện. Tuy nhiên, thể bán cấp thường do các bệnh lý như: viêm da cơ địa, đái đường, rối loạn chức năng gan, u lymho, bệnh bạch cầu, u lympho Hodgkin, các khối u nội tạng, gút, suy thận hoặc mang thai, stress tâm lý. Các tổn thương là sẩn nổi cao, trên có mụn nước hoặc vết trợt hoặc vảy tiết do chà xát kèm ngứa nhiều. Vị trí gặp ở mặt duỗi các chi hoặc thân mình.
Ở thể mạn tính có thể được chia làm 2 nhóm
Sẩn ngứa mạn tính đa dạng hay tái phát và tiến triển dai dẳng. Người bệnh ngứa nhiều, khiến phải chà xát, gãi hình thành các vết trợt, xước trên bề mặt mảng lichen hóa. Vị trí hay gặp ở thân mình và chân ở người lớn tuổi. Các tổn thương xuất hiện xung quanh tổn thương ban đầu, có xu hướng lichen hóa, tạo thành mảng thâm nhiễm.
Sẩn cục, tổn thương tiến triển dai dẳng, có thể kéo dài hàng năm. Người bệnh ngứa nhiều, chà xát, gãi tạo các vết trợt, vảy tiết đen trên bề mặt sẩn. Gặp ở trẻ nhỏ hoặc phụ nữ lớn tuổi. Vị trí hay gặp ở chi.
Ngoài ra, sẩn ngứa phụ nữ có thai: Thường xuất hiện ở phụ nữ có thai vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4. Vị trí ở chi hoặc thân mình. Tổn thương giảm đi sau khi sinh. Bệnh có xu hướng xuất hiện trở lại với các lần mang thai sau.
Điều trị có khó?
Do nguyên nhân đa dạng nên việc điều trị phải tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng sẩn ngứa mới khắc phục được. Việc điều trị tùy từng giai đoạn có thể có những điều trị thích hợp điều quan trọng giúp bệnh nhân hạn chế gãi, chà xát.
Đối với các sẩn ngứa có thể sử dụng thuốc corticosteroid bôi. Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Ngoài ra có thể được chỉ định kháng histamin uống. Tránh côn trùng đốt. Loại bỏ thức ăn gây quá mẫn. Đối với sẩn ngứa do ánh nắng mùa hè thì cần sử dụng kem chống nắng chống cả tia UVA và UVB...
Theo SK&ĐS
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức