Cẩn trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Long Biên. Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Bắc. Số ca mắc tiếp tục có xu hướng tăng nhanh. Riêng tại Hà Nội, tính đến ngày 18/11 đã có 13.437 ca mắc sốt xuất huyết (số mắc tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2021); trong đó có 16 ca tử vong (cùng kỳ năm 2021 không có ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 550/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp virus Dengue lưu hành đã xác định được là: DENV1 và DENV2, DENV4.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị khó khăn, có thể gây tử vong. Hiện tại nhiều bệnh viện quá tải và buộc phải cho một số ca nhẹ hơn theo dõi tại nhà, Nhưng người bệnh cần hết sức lưu ý, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, theo sát các dấu hiệu để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có). Nếu tự ý điều trị sẽ rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy người dân không được chủ quan. Khi sốt đến ngày thứ 2 không rõ nguyên nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Bệnh viện Thanh Nhàn: Sốt của sốt xuất huyết có thể khiến sốt rất cao không hạ nhưng chúng ta cần phải kết hợp các cách hạ sốt khác như chườm ấm, bởi nếu không đủ giờ mà người bệnh vẫn uống thuốc sẽ khiến cho men gan tăng rất cao. Chuyên gia khuyến cáo, sau khi hết sốt, người bệnh cần được chăm sóc chu đáo và nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, đặc biệt là theo dõi những thay đổi của cơ thể. Bởi đây là giai đoạn nguy hiểm, tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Khi có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay tới cơ sở y tế thăm khám.
Còn bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, khi người bệnh sốt cao bất thường, đau tức vùng gan, nôn nhiều có những biểu hiện xuất huyết từ ngày thứ 4 cần được đưa đến bệnh viện ngay để thăm khám, điều trị kịp thời.
TS, bác sĩ Trần Thị Nguyệt Nga, Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba cho biết: Dịch bệnh sốt xuất huyết cần phải được chẩn đoán rõ, đặc biệt từ ngày thứ 3 trở đi phải được theo dõi sát, chính vì vậy sốt xuất huyết là bệnh không được tự điều trị. Trong 3 ngày đầu, bệnh nhân chỉ có phản ứng sốt, cần được theo dõi thường xuyên. Người nhà cần cho bệnh nhân uống parcetamol đúng chỉ định để hạ sốt. Không dùng bừa bãi các loại thuốc hạ sốt khác nhau liên tục, vì có thể dẫn đến ngộ độc.
Ngoài ra, chế độ đinh ưỡng rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân giai đoạn đầu không muốn ăn nhưng trong giai đoạn này, bệnh nhân cố gắng ăn được sẽ đỡ biến chứng và hạ tiểu cầu. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung oresol, trường hợp bệnh nhân không thể uống được thì nên đến cơ sơ y tế để được truyền dịch. Nhưng đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch cần có chỉ định của bác sĩ, chính vì vậy không được tự ý truyền dịch tại nhà dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bài, ảnh: Thiện Tâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lạ miệng món giá bể Hải Phòng
13:50 | 08/05/2023 Sức khỏe - Đời sống

Bệnh viện Hữu Nghị tận tình chăm sóc sức khỏe người bệnh
13:56 | 04/05/2023 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm giúp phụ nữ nhanh mọc tóc
09:42 | 21/04/2023 Sức khỏe - Đời sống

4 việc làm buổi sáng giúp bạn có sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng
09:43 | 18/04/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những điều cần biết khi dùng kem chống nắng
13:58 | 09/03/2023 Sức khỏe - Đời sống

Người bệnh hen phế quản nên chú ý gì khi tập luyện?
14:40 | 03/03/2023 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập
08:55 | 02/03/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những ai nên tầm soát ung thư phổi?
14:49 | 28/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những thói quen thúc đẩy trao đổi chất giúp cơ thể săn chắc
14:56 | 24/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

6 Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch ngăn ngừa cảm lạnh
11:02 | 22/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát mất cân bằng giới tính trong năm 2023
14:37 | 17/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Ăn cá hay thịt tốt hơn?
15:03 | 15/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 1/4/2023
11:13 | 14/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

5 cách thiền giúp giảm căng thẳng, trẻ lâu
09:40 | 14/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Nồm ẩm khiến bệnh hen suyễn trở nặng
10:22 | 09/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm
10:30 | 07/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Cúng Rằm tháng Giêng 2023: Tất tật những điều cần biết để cầu một năm bình an, no đủ
09:17 | 03/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những món ăn giúp thanh lọc cơ thể sau Tết
14:31 | 31/01/2023 Sức khỏe - Đời sống

Tập luyện trở lại sau dịp nghỉ Tết, bạn không thể bỏ qua những điều này
13:36 | 30/01/2023 Sức khỏe - Đời sống

Kỳ nghỉ Tết Quý Mão, ghi nhận hơn 400 ca khám, cấp cứu do pháo nổ
08:56 | 27/01/2023 Sức khỏe - Đời sống

Các bệnh thường gặp trong dịp Tết và các phòng ngừa
14:56 | 11/01/2023 Sức khỏe - Đời sống



Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP
11:27 Tin tức










