Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Cần tăng cường bảo vệ môi trường và chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025

LNV - Xây dựng các mô hình triển khai xử lý rác tại nguồn, thu rác ra sao? Trung chuyển rác đến nơi tập kết. Đẩy mạnh các mô hình xử lý các phế phẩm nông nghiệp trở thành tài nguyên tái tạo. Kinh tế tuần, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới… là những vấn đề chính được quan tâm tại hội nghị triển khai chương trình tăng cường bảo vệ môi trường an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn, chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025 vào sáng 6/10/2022 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức.
Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT; ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường chủ trì hội nghị.

Bàn chủ trì hội nghị


Phân loại rác tại nguồn thực hiện phuơng châm rác thải là tài nguyên

Ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường: Chúng ta cần phân loại ra tại nguồn, thực hiện phương châm rác thải là tài nguyên


Đó là ý kiến của ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường: Chúng ta cần đẩy mạnh công tác phân loại, thu gom xử lý chất thải rắn.Qua đó, phân loại rác tại nguồn thực hiện phuơng châm rác thải là tài nguyên, rác thải phân loại tái chế, tái sử dụng trọng tâm của giai đoạn tới…Những lò đốt rác tại các xã không nên làm mà nên phân cho cấp huyện với những kỹ thuật hiện đại hơn. Cấp tỉnh phải có cơ sở xử lý rác thải lớn.

Đặc biệt những tỉnh thành phố lớn xử lý rác thải tạo ra năng lượng. Đảm bảo mục tiêu: xử lý nhanh, cần phân loại thu gom trước khi trung chuyển. Nên tăng cường xử lý nước thải làng nghề, nước thải chăn nuôi. Chúng ta hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường cho sản xuất nông nghiệp, loại bỏ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhất là chăn nuôi. Các Bộ ngành địa phương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường làm sao thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tốt hơn.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ông Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Đẩy mạnh các mô hình xử lý phế phẩm nông nghiệp trở thành tài nguyên tái tạo

Qua đó, Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ông Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Bộ Nông nghiệp đã phối hợp các ngành đã triển khai một số quyết định về chương trình chuyên sâu: OCOP; du lịch nông thôn, khoa học công nghệ…phục vụ xây dựng Nông thôn mới. Một số mô hình ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới; bước đầu định hình. Về xử lý chất thải rắn, nước thải, nước sinh hoạt… cần tập trung tuyên truyền phối hợp với các đoàn thể: phụ nữ, thanh niên…vận động xử lý rác tại nguồn, đội thu gom rác, xử lý chất thải rắn, triển khai các mô hình cấp nước sạch tại các trường học, phường, xã…

Chương trình chuyển đổi số, chúng tôi đã đưa một số mô hình chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: lấy ý kiến của người dân, an ninh trật tự, kết nối…
Định hướng mở rộng các cơ chế chính sách phát triển trong thời gian tới; Thứ trưởng cho rằng: Nên chăng cần triển khai các mô hình thí điểm, xây dựng các chợ an toàn thực phẩm ở nông thôn. Vấn đề quản lý cộng đồng, an ninh trật tự, truy suất nguồn gốc, phát triển kinh tế nông nghiệp, kết nối chính quyền thôn bản… đến xã ấp. Hướng đến xây dựng các xã thông minh…cần được làm rõ.

Tăng cường bảo vệ môi trường an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn

Theo đó, ông Trần Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Trước hết đối với chương trình môi trường, tỉnh Quảng Nam đã triển khai 3 mô hình nước uống trong trường học, mô hình phân loại nước thải tại nguồn. Hai mô hình này có kết quả nhất định. Những vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn tới: (i) Cần có cơ chế đặc thù cho khu vực miền núi, đặc biệt khó khăn, hải đảo... (ii), Nghiên cứu tạo ra những sản phẩm có giá trị từ tài nguyên rác thải... (iii) Vấn đề xử lý rác thải cần đúng quy định, giảm áp lực cho nhà nước và hệ thống có liên quan...Để giải quyết vấn đề môi trường: tỉnh Quảng Nam ban hành triển khai vấn đề xử lý rác tại nguồn, phấn đấu 2025, hoàn thành mục tiêu cơ bản xử lý rác tại nguồn…

Quảng Nam thực hiện lộ trình khởi động phân loại rác tại nguồn


Còn ông Nguyễn Trung Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh: Trà Vinh có 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 82/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 96,4% trong đó có 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 97,9% ấp đạt chuẩn nông thôn mới và 93,4% hộ gia đình đạt chuẩn nông thôn mới. Theo kế hoạch đến cuối năm 2022, Trà Vinh sẽ có 85/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay tỉnh đang tập trung nâng cao chất lượng tiêu chí các xã nông thôn mới.

Tỉnh đã triển khai và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, xây dựng cảnh quan môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: như mô hình phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng, tái chế rác thải, mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp…

Phân loại rác tại nguồn giúp tiết kiệm chi phí trong công tác xử lý, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Theo ông Lê Đức Giang – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 346 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 56 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu… Trong đó, Mường Lát một trong nhưng đơn vị trắng xây dựng nông thôn mới…Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch nông thôn còn thấp, đặc biệt là khu vực miền núi… Thanh Hóa đề xuất một số vấn đề như sau: (i) cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp người dân xây dựng khu vực nước sạch, miền núi...(ii) Tăng cường công tác truyền thông đặc biệt người dân cần hiểu xử lý chất thải rắn.(iii) Hoàn thiện cơ chế đầu tư để xử lý chất thải rắn…Qua đó, hỗ trợ nguồn ngân sách Trung ương cho việc xử lý các ô nhiễm trọng điểm…

Thanh Hóa: Hội Nông dân triển khai mô hình phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình


Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: Cà Mau là tỉnh ĐB Sông Cửu Long ven biển, tỉnh có 90% dân cư nông thôn sử dụng nước ngọt hợp vệ sinh. Việc sử dụng nước giếng hoan hộ gia đình còn nhiều…trong khi đó việc cạn kiệt nguồn nước ngầm rất nguy cấp. Trong thời gian qua, những nơi người dân sử dụng nguồn nước sạch chưa có hiệu quả cao…số lượng mô hình xử lý rác thải ở nông thôn, tôi kiến nghị nên nghiên cứu bổ sung thêm số lượng mô hình trong việc thu gom xử lý nước thải. Bên cạnh đó, mô hình xử lý nước thải chăn nuôi nên bao quát hơn, bổ sung thêm danh mục các mô hình…Tôi kiến nghị Bộ Nông nghiệp Nông thôn và Bộ Tài nguyên & Môi trường nên rút ngắn thời gian thực hiện các mô hình

Cà Mau cấp thùng ủ phân Compoost cho bà con tự xử lý rác thải sinh hoạt tại nhà


Mỗi tỉnh nên có ít nhất một khu liên hợp xử lý chất thải tổng hợp

Ông Ngô Trường Sơn – Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương phát biểu tại hội nghị


Tại hội nghị, ông Ngô Trường Sơn – Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương: Giới thiệu Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM. Mục tiêu cụ thể: Tối thiểu 55% sân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình co các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập trung; Ít nhất 50% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại tại nguồn; 80% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; Ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom…

Quyết định phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025: Cụ thể mục tiêu đến 2025, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc cấp huyện, và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8,4 của tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia; Có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của tiêu chí số 9 về an ninh trật tự…

Xâm ngập mặn tại ĐB Sông Cửu Long


Tại hội nghị, ông Lê Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề xuất quy hoạch, với những biến đổi khí hậu khắc nghiệt, việc xâm ngập mặn tại Kiên Giang tỉnh chưa chủ động, nếu không có khung dự trữ nước thì sẽ rất khó khăn cho nên việc quy hoạch vùng, khu vực chọn những hồ nước ngọt đảm bảo nước cho mùa khô. Trong thời gian sử dụng để cấp nước cho nông thôn mới chúng ta kết hợp nuôi trồng thủy sản. Đối với những xã đảo chúng ta xây dựng những hồ nước sạch. Về chính sách xã hội hóa đối với xử lý môi trường như rác, phân chúng ta xác định rác, phân tài nguyên tái tạo… vì thế xử lý rác tái sử dụng được cần có cơ chế chính sách để tạo điều kiện hỗ trợ.

Ông Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ T – Tech Việt Nam: Với kinh nghiệm là doanh nghiệp có 20 năm lĩnh vực công nghệ, tôi rất trăn trở với ngành môi trường vì đây là vấn đề khó nan giản. Nếu ngành môi trường mà chỉ những người làm môi trường một mình đi làm đi thì không thể làm được, phải có sự đồng hành từ trung ương đến địa phương, từ người giàu đến người nghèo cùng tham gia. Chương trình 712 khá khó triển khai, rất mất thời gian, khó quản lý nguồn vốn nhà nước. Do vậy, nên chọn phương án đầu tư 100% bằng ngân sách nhà nước, đầu tư sẽ rất nhanh…Hiện nay chúng ta đang triển khai khá mạnh mẽ mô hình kinh tế tuần hoàn, thì phải hiểu rõ thế nào là kinh tế tuần hoàn. Mỗi tỉnh nên có ít nhất một khu liên hợp xử lý chất thải tổng hợp. Đặc biệt, thu gom tối đa trên địa bàn tỉnh là tốt nhất.

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025

Đoàn công tác Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu tham quan mô hình "xã thông minh" tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế vào tháng 11/2021. Ảnh: N.M (Báo Dân Việt)


Việc triển khai thí điểm mô hình “Xã Thông minh”, tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Tại Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến chính quyền số, hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã “thông minh hơn”.

Đặc biệt, UBND xã Quảng Thọ đã ban hành kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 06/10/2021 về việc triển khai các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn xã. Theo đó, UBND xã đã chủ động phối hợp với các tổ chức tài chính, các đơn vị thanh toán trung gian tổ chức 07 đợt về địa bàn các thôn, nhà văn hóa xã để tạo tài khoản thanh toán trực tuyến ViettelPay, cho phép khách hàng từ mọi mạng di động tận hưởng các tiện ích thanh toán, chuyển tiền, đầu tư, mua bảo hiểm...tiện lợi.

Đối với mô hình Hợp tác xã số: Đã chọn HTX Nông nghiệp Quảng Thọ II để xây dựng hệ thống HTX số kết hợp đẩy mạnh giải pháp thương mại điện tử cho nông hộ và HTX, theo đó đã xây dựng và hoạt động thử nghiệm website của HTX Nông nghiệp Quảng Thọ làm quuảng bá các sản phẩm mà HTX đang sản xuất, kinh doanh. Tiến hành đưa sản phẩm Trà rau má của HTX lên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, sàn kinh tế hợp tác…

Qua đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra một số kiến nghị, đề xuất như: (i) Việc ứng dụng, chuyển đổi số cho cộng đồng nông thôn cần phải phù hợp với cách thức, đời sống văn hóa cộng đồng tránh hiện tượng áp dụng một cách “cưỡng bức” về công nghệ và các ứng dụng”; Ứng dụng công nghệ làm “biến chất” sinh hoạt có tính cộng đồng ở nông thôn. Chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng kinh tế, thúc đẩy hội nhập và khởi sự kinh doanh, cần hình thành các hoạt động liên kết sâu rộng hơn thông qua việc chia sẻ thông tin sản xuất, sản phẩm từ đó để kết nối với người tiêu dùng và người thu mua chứ không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm trên nền tảng online. (ii) Nhất quán trong việc sử dụng các nền tảng ứng dụng, tránh việc các địa phương đua nhau xây dựng ứng dụng, nền tảng riêng cho địa phương mình, làm lãng phí nguồn lực và khó khăn trong hoạt động kết nối sau này. (iii)Trung ương cần sớm có cơ chế, chính sách hướng dẫn cụ thể cũng như bố trí nguồn lực để các địa phương sớm triển khai thực hiện.

Kết luận tại Hội nghị, Ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề bức xúc của toàn cầu…Do đó, yêu cầu kiên quyết trong giai đoạn tới cần tập trung công tác bảo vệ môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường từ cộng đồng dân cư còn nhiều hạn chế, vì thế kế hoạch chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ. Bộ Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp thu ý kiến phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT sẽ hoàn thiện kế hoạch trong giai đoạn tới.

Đẩy mạnh các mô hình xử lý phế phẩm nông nghiệp trở thành tài nguyên tái tạo

Mô hình ủ rơm thành phân hữu cơ tại huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội


Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Đối với chương trình nông thôn mới mang tính chất định hướng, chúng ta phải đẩy mạnh làm sao đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ số. Ở đây chương trình ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM mang tính chất xã hội số, công nghệ số ở đây là gì? Kinh tế số trong phát triển nông nghiệp, vấn đề quản lý cộng đồng. Trong vấn đề nông nghiệp không bao hàm tất cả lĩnh vực, tuy nhiên mỗi một đơn vị sẽ có một chương trình, nội dung, phạm vi khác nhau. Kể cả chương trình phát triển kinh tế xã hội.

Trước hết về chương trình tăng cường bảo vệ môi trường nông thôn với những nội dung chính như: đối với vấn đề xử lý nước thải nông thôn, xây dựng mô hình xử lý rác tại nguồn. Đẩy mạnh các mô hình xử lý phế phẩm nông nghiệp trở thành tài nguyên tái tạo. Ngoài ra vấn đề kinh tế tuần hoàn được Thứ trưởng giải thích: Chúng ta nên hiểu tốt nhất kinh tế tuần hoàn là mô hình khép kín, đầu vào cái này là đầu ra cái kia, làm sao khép kín được khâu chăn nuôi nên rất cần những mô hình đó. Vấn đề xử lý nước thải tập trung ở vấn đề trang trại, xử lý nước thải tại hộ gia đình chúng ta cần nhân rộng.

Qua đó, Thứ trưởng nhấn mạnh: Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, nên có những mô hình trữ nước ngọt góp phần các giải pháp của nhà nước. Vấn đề an toàn thực phẩm tập trung tuyên truyền là chính, xây dựng một số mô hình chợ an toàn thực phẩm. Văn phòng Điều phối có một số kế hoạch triển khai mô hình điểm nhân rộng. Ngoài ra vấn đề chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, tập trung vào vấn đề chuyển đổi số trong sản xuất và phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Quy trình đánh giá chất lượng về huyện đạt chuẩn, xã đạt chuẩn, hỗ trợ trong sản xuất phát triển kinh tế.

Bài/ảnh: Nam Hậu


Tin liên quan

Tin mới hơn

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.

Tin khác

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 17-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

LNV - Tỉnh Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu. Một điểm nhấn quan trọng trong hành trình này là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào xây dựng nông thôn thông minh.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động