Cách xây dựng nông thôn mới ở một xã có 3 làng nghề
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các làng nghề truyền thống tại địa phương trong thời kỳ mới, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã tích cực đẩy mạnh liên kết các làng nghề với HTX nông nghiệp.
Được biết, hiện xã Phú Nghĩa là địa phương có truyền thống lâu đời làm nghề mây tre đan, xã 3/7 làng được công nhận làng nghề truyền thông là Phú Vinh, Quan Châm, Khê Than. Phát triển làng nghề truyền thống không chỉ tạo thu nhập cho người dân mà còn có ý nghĩa nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
![]() |
Làng nghề mây tre đan ở xã Phú Nghĩa thu hút khách du lịch trải nghiệm. |
Trong thời gian qua, làng nghề nơi đây luôn nỗ lực để giải quyết những khó khăn và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các làng nghề. Trong đó nổi bật có thể nói đến HTX nông nghiệp Phú Nghĩa. Với tuổi đời hơn 47 năn, HTX trở thành “cầu nối” quan trọng giữa các hộ sản xuất cá thể, nguồn cung sản phẩm phong phú và thị trường tiêu thụ. Điều có sự đóng góp quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống.
Hiện nay, HTX nông nghiệp Phú Nghĩa và các làng nghề mây tre, giang đan truyền thống trong xã có sự liên kết chặt chẽ. Phần lớn các hộ gia đình tham gia làng nghề là thành viên của HTX. Các hộ cùng nhau xây dựng những tiêu chí chung về sản phẩm, hỗ trợ nhau trong việc gia công, tìm kiếm nguồn nguyên liệu cũng như đầu ra cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của địa phương
Theo Giám đốc HTX nông nghiệp Phú Nghĩa Hoàng Đăng Trãi, thời gian qua HTX đã tích cực tuyên truyền, vận động các thành viên cũng như bà con địa phương tham gia vào các làng nghề sản xuất mây tre đan, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thông qua các công ty, doanh nghiệp.
Hiện tại, xã Phú Nghĩa có khoảng 7.800 nhân khẩu sinh sống bằng nghề làm mây tre đan, chiếm 90% số hộ trong toàn xã, thu nhập trung bình từ 5-7 triệu đồng/tháng. Những năm gần đây, sản phẩm mây, tre, giang đan của các làng nghề tại xã Phú Nghĩa đã vào được những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan…
![]() |
Làng nghề mây tre đan tạo công ăn việc làm và giúp Phú Nghĩa xây dựng NTM, tham gia chương trình OCOP. |
Năm 2020, xã Phú Nghĩa được công nhận là xã NTM và tiến tới xây dựng xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Trong xây dựng NTM, Phú Nghĩa cũng chú trọng tới đẩy mạnh chương trình OCOP, tạo động lực cho các HTX và làng nghề mây tre đan xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng.
Hiện nay, toàn huyện Chương Mỹ có tổng số 145 sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa) có 49 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao. Trong thời gian tới, xã Phú Nghĩa tiếp tục đẩy mạnh chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Theo đó, chính quyền xã thường xuyên mở các lớp tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP cho người dân, khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm OCOP.
Xã cũng thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP, xây dựng chuỗi liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm, quy hoạch, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề có mặt bằng để mở rộng nhà xưởng sản xuất; xây dựng hệ thống xử lý môi trường trong các làng nghề. Từ nay đến cuối năm 2023, xã Phú Nghĩa sẽ tiếp tục vận động người dân phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình canh tác hiệu quả; thúc đẩy mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với kinh tế tuần hoàn và sử dụng công nghệ cao, xây dựng các HTX có các sản phẩm OCOP bán qua sàn thương mại điện tử./.
Tin liên quan

Làng nghề mây tre đan hơn 300 năm tuổi ở Bắc Giang
14:02 | 23/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Thanh Hoá: Phát triển ngành nghề nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới
11:19 | 05/12/2023 Nông thôn mới

Thừa Thiên Huế: Gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới
11:09 | 05/12/2023 Nông thôn mới

Thanh Bình Thịnh - xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Đức Thọ
09:27 | 01/12/2023 Nông thôn mới

Phú Xuyên (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
09:27 | 01/12/2023 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới
09:26 | 01/12/2023 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch
09:26 | 01/12/2023 Nông thôn mới
Tin khác

Hà Giang: Huyện Xín Mần linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới
15:44 | 29/11/2023 Nông thôn mới

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025
10:27 | 28/11/2023 Nông thôn mới

Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
10:24 | 28/11/2023 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu
13:34 | 23/11/2023 Nông thôn mới

Huyện Na Rì (Bắc Kạn): Xã Côn Minh gắn làng nghề với xây dựng nông thôn mới
13:33 | 23/11/2023 Nông thôn mới

Phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới
10:54 | 22/11/2023 Nông thôn mới

Hà Giang: Chương trình "Tình nguyện mùa Đông năm 2023" ở xã Nà Chì
10:45 | 21/11/2023 Nông thôn mới

Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số hướng đến nông thôn mới thông minh
10:44 | 21/11/2023 Nông thôn mới

Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng những miền quê đáng sống
13:57 | 17/11/2023 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Đẩy mạnh dân vận trong xây dựng nông thôn mới
10:28 | 15/11/2023 Nông thôn mới

Tuy Phước, Bình Định: Nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao
10:26 | 15/11/2023 Nông thôn mới

Thạch Thất: Nâng cấp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:00 | 15/11/2023 Kinh tế

Hà Giang: Phát triển kinh tế - xã hội từ du lịch nông thôn
20:24 | 13/11/2023 Nông thôn mới

Nâng cao giá trị sản phẩm "lúa gạo hữu cơ Trà Vinh"
11:09 | 10/11/2023 Nông thôn mới

Tuy Phước, Bình Định: Xã Phước Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
10:31 | 09/11/2023 Nông thôn mới



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










