Cá chép giòn: Nhu cầu lớn, giá cao
Thành công bước đầu của mô hình nuôi cá chép giòn trên sông của gia đình ông Nguyễn Quang Đức, thôn Đại Lương, xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế thủy sản cho nhiều bà con nông dân. Ảnh Nguyễn Lượng
Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Phó Đáy, ông Đức cùng các thành viên trong gia đình luôn năng động, chịu khó tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn phát triển mô hình nuôi cá lồng với các giống cá như chép, trắm, rô phi…, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, nhận thấy thị trường các loại cá này đang dần bão hòa, gia đình ông chủ động tìm kiếm giống nuôi mới là cá chép giòn.
Đây là loại cá thương phẩm mới xuất hiện trên thị trường, được các nhà hàng, quán ăn, người dân ưa chuộng.
Sau khi đi học tập một số mô hình ở các tỉnh bạn, tìm hiểu kỹ thuật trên sách, báo, nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, năm 2017, gia đình ông quyết định đầu tư 2 lồng nuôi cá chép giòn với số lượng 1.000 con/lồng.
Theo chia sẻ của ông Đức, cá chép giòn thực chất là giống cá chép thông thường nhưng được nuôi theo quy trình tạo giòn.
Để thịt cá trở nên dai, giòn, săn chắc, không còn lượng mỡ thừa và có vị ngọt của tôm, người nuôi sẽ phải cho cá ăn hạt đậu tằm.
Đây là loại thức ăn được nhập khẩu từ nước ngoài, có chứa hàm lượng tinh bột, protein cao và nhiều loại axit amin thiết yếu. Chính vì vậy, nuôi bằng đậu tằm không chỉ bảo đảm chất lượng thịt cho cá mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Để "biến" cá thường thành cá giòn là cả một quá trình, đòi hỏi người nuôi nắm chắc kỹ thuật, tỉ mỉ, cẩn trọng trong tất cả các khâu.
Những con cá chép thông thường sau khi đạt trọng lượng từ 2-3kg, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không mang mầm bệnh sẽ được chọn để tiến hành thả nuôi trong lồng theo quy trình tạo giòn.
Lồng cá phải có diện tích đủ rộng với độ sâu khoảng 4m, được cố định tại một điểm thông thoáng trên sông, cách bờ ít nhất 15m, có dòng nước chảy liên tục, mực nước ổn định.
Thời gian đầu mới thả nuôi nên cho cá ăn thức ăn thông thường. 1 tuần sau đó tiến hành luyện cho cá ăn đậu tằm đã được ngâm trong nước khoảng 2 ngày. Khi cá ăn quen, tiến hành tăng bữa và thường xuyên kiểm tra để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Ngoài ra, phải thường xuyên di chuyển lồng, giúp cá bơi lội, tiêu hóa thức ăn và tạo độ giòn cho thịt nhanh hơn. Sau thời gian nuôi bằng đậu tằm từ 5 - 6 tháng, thịt cá trở nên giòn sần sật với trọng lượng đạt từ 5-6kg là có thể xuất bán.
Mỗi năm, gia đình ông cung cấp khoảng 10 tấn cá chép giòn cho các thương lái, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận, doanh thu ước tính trên 1,3 tỷ/năm.
Do thịt cá giòn, thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nên giá cá chép giòn cao gấp 2-3 lần so với cá trắm, cá rô phi, cá chép thương phẩm, dao động từ 130.000 – 150.000 đồng/kg.
Hiệu quả bước đầu đã giúp gia đình ông có thêm động lực để tiếp tục mở rộng quy mô trong thời gian tới; sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật cho bà con để nhân rộng mô hình, góp phần thay đổi phương thức nuôi trồng thủy sản, tạo ra sản phẩm mới phù hợp với xu thế thị trường.
Phó Chủ tịch UBND xã Thái Hòa Hà Cương Quyết cho biết: “Thành công bước đầu của mô hình nuôi cá chép giòn của gia đình ông Đức không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi mà còn mở ra triển vọng, hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.
Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục định hướng, tạo điều kiện cho bà con mở rộng diện tích, nhân rộng mô hình, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân ".
Theo Phùng Hải
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP