Bình Định: Tiếng trống gọi hội, nét riêng văn hóa Chăm Hroi
Kỹ thuật làm trống kỳ công và âm thanh “biết nói”
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Văn Ngọc, K’toang là nhạc cụ thuộc họ màng rung, luôn được biểu diễn theo cặp. Gọi là “trống đôi”, bởi nó không thể độc tấu, phải có sự đối đáp như một cuộc trò chuyện bằng âm thanh.
![]() |
Biểu diễn trống đôi K’toang (K’toong Chigưl). |
Nguyên liệu làm K’toang đòi hỏi sự lựa chọn kỹ lưỡng. Thân trống làm từ gỗ nguyên khối, cao khoảng 54cm, mặt trống rộng chừng 27cm. Người Chăm Hroi không dùng da trâu mà chọn da bò hoặc da dê mỏng hơn để giúp tiếng trống vang xa. Da sau khi phơi khô, được ngâm nước một đêm rồi căng lên thân trống. Một chi tiết đặc biệt là mặt trống có lỗ nhỏ đường kính 1,5 – 2mm, giúp thoát âm, tạo hiệu ứng ngân vang hòa quyện.
![]() |
Mỗi khi tiếng trống đôi K’toang vang lên là báo hiệu mùa hội làng của người Chăm Hroi. |
Để trình diễn, hai người đeo trống ngang bụng, có thể quay mặt hoặc quay lưng vào nhau, sử dụng lòng bàn tay và bốn đầu ngón tay trái để tạo ra các nhịp điệu tinh tế, linh hoạt. Khi một trống đánh dồn dập, trống kia lại ngập ngừng, nhẹ nhàng, tạo nên màn đối đáp như thể có người nói và người trả lời. Tiết tấu không đơn điệu mà thể hiện cảm xúc yêu thương thì rộn ràng, đồng điệu, còn giận dỗi thì đốp chát, cộc cằn.
“Người nghe có thể đoán được tình cảm giữa hai nghệ nhân qua tiếng trống. Đó là thứ ngôn ngữ chỉ người Chăm Hroi mới hiểu, mà cũng phải là người thạo trống mới nghe được lời của nó”, ông Nguyễn Văn Ngọc chia sẻ.
![]() |
Biểu diễn trống K’toang cùng cồng 3, chiêng 5. |
Điều đặc biệt là hơn 20 năm nay, người đánh trống K’toang hay nhất ở huyện Vân Canh lại là một phụ nữ, chính là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Ngọc Hương (59 tuổi), người làng Hiệp Hà, thị trấn Vân Canh. Với tình yêu sâu sắc dành cho di sản nghệ thuật trống đôi, bà Nguyễn Thị Ngọc Hương không chỉ biểu diễn mà còn miệt mài truyền dạy cho lớp trẻ, tham gia các hội thi, đóng vai trong Lễ hội Thần Làng của người Chăm Hroi.
“Muốn trống K’toang vang xa, muốn bản sắc văn hóa dân tộc của mình được bảo tồn thì trước tiên các nghệ nhân phải dấu thân. Làm như vậy, các lớp trẻ, trai gái trong làng mới thấy được sự nhiệt tình của người lớn tuổi và họ bắt đầu tham gia, dành thời gian nhiều học về bản sắc văn hóa dân tộc”, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Ngọc Hương bộc bạch.
Không gian văn hóa Trống K’toang điểm đến giàu bản sắc
Huyện Vân Canh đang lập hồ sơ đưa Trống K’toang vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là nhạc cụ truyền thống, mà còn là biểu tượng đặc sắc của nghệ thuật đối thoại bằng âm thanh độc đáo của người Chăm Hroi huyện Vân Canh.
![]() |
Các nghệ nhận huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định biểu diễn trống K’toang, cồng 3, chiêng 5 tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. |
Ông Dương Hiệp Hòa, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, cho biết: Để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm Hroi, UBND huyện Vân Canh xây dựng Kế hoạch lập hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng 3, Chiêng 5, Trống K’toong của dân tộc Chăm Hroi huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc Dự án 6 về “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.
Thông qua các sản phẩm của hồ sơ Không gian văn hóa Cồng 3, Chiêng 5, Trống K’toong của dân tộc Chăm Hroi Vân Canh, nhằm giới thiệu một loại hình di sản nghệ thuật trình diễn dân gian đặc trưng của dân tộc Chăm Hroi gắn với mô hình làng truyền thống người Chăm Hroi trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Vân Canh đối với du khách trong và ngoài nước; gắn kết phục vụ du lịch cộng đồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn huyện.
Không gian văn hóa ấy không chỉ có âm thanh cồng chiêng, trống đôi mà còn là những làn điệu dân ca A-ya, A-ri, những điệu nhảy truyền thống, câu chuyện dân gian, tất cả hòa quyện trong một tổng thể văn hóa sống động của cộng đồng người Chăm Hroi giữa núi rừng đại ngàn Vân Canh. Khi du khách đến đây, họ không chỉ nghe tiếng trống, mà như được tham gia vào một cuộc trò chuyện không lời, nơi âm thanh thay cho tâm tình, nhịp trống thay cho nhịp tim của cả cộng đồng.
![]() |
Xây dựng hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng 3, Chiêng 5, Trống K’toong của dân tộc Chăm Hroi đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |
Trống K’toang không đơn thuần là nhạc cụ biểu diễn. Nó là tiếng nói văn hóa, là nghệ thuật đối thoại của người Chăm Hroi. Mỗi tiếng trống là một lời thì thầm, một câu chuyện, một đoạn đời của dân tộc gắn bó với núi rừng Vân Canh. Tiếng trống ấy ngân vang không chỉ giữa bản làng, mà từng bước đi xa hơn, bước vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, để góp thêm giai điệu ngân vang vào bản hòa ca văn hóa đa dạng của dân tộc Việt Nam.
Tin liên quan

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng thêu ren Văn Lâm - Nét văn hoá cố đô
10:45 | 01/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người làng nghề
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội luật gia huyện Ba Vì hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao
15:38 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Khai mạc Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2025
09:19 | 12/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng ra mắt vở múa rối “Bầy chim Thiên Nga”: Lan tỏa thông điệp yêu thương tới trẻ em dịp hè 2025
14:46 | 11/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Tiếng trống gọi hội, nét riêng văn hóa Chăm Hroi
15:20 | 10/06/2025 Văn hóa - Xã hội

"100 chuyện nghề” - Nơi lưu giữ ký ức nghề báo, tiếp lửa cho những cây bút hôm nay
15:20 | 10/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
09:41 | 09/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khúc làng Diềm - món ngon đặc sản Bắc Ninh
09:39 | 09/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bên Hồ Tây nói chuyện trà sen
09:39 | 09/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định triển khai mô hình “Đại lý dịch vụ công trực tuyến”
15:14 | 06/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tập tiểu phẩm truyền cảm hứng cho các thế hệ làm báo
14:03 | 06/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động
09:00 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 OCOP

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 Làng nghề, nghệ nhân

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 Du lịch làng nghề