Bình Định: Chàng trai thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sản xuất phôi nấm
Năm 2011, anh Nguyễn Xuân Truyện (31 tuổi, ở thôn Hội Long, xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân, Bình Định) tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ sinh học tại Trường Đại học Yersin (Đà Lạt).
Sau đó, anh đã vào TP Hồ Chí Minh để tìm kiếm cơ hội và thực hiện đam mê làm nấm.
Với số vốn được gia đình hỗ trợ, anh Truyện mạnh dạn thuê 3.000m2 đất ở xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh, TP HCM), để đầu tư sản xuất phôi nấm bào ngư xám và nấm linh chi.
Anh Nguyễn Xuân Truyện mở thêm cơ sở làm phôi nấm ở quê nhà huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Theo anh Truyện, dù nắm vững các quy trình, kỹ thuật làm nấm từ chương trình đào tạo của nhà trường. Ngoài ra, anh còn học hỏi thêm nhiều tài liệu, học hỏi từ nhiều mô hình khác. Nhưng khi bắt tay vào làm, anh Truyện không ít lần thất bại.
“Thanh niên khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn và kinh nghiệm. Tôi được gia đình hỗ trợ vốn ban đầu nhưng kinh nghiệm thực tế thì chưa có, vì thực tế sản xuất khác xa với lý thuyết khi tôi học ở trường. Phải mất cả 4 năm trời “lên bờ xuống ruộng”, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm thì cơ sở sản xuất phôi nấm của tôi mới dần hoạt động ổn định”, anh Truyện kể.
Chia sẻ về bí quyết để làm phôi nấm phát triển tốt, anh Truyện cho rằng điều quan trọng khi làm phôi nấm phải tạo được bịch phôi có môi trường dinh dưỡng cao để nấm phát triển tốt, gia tăng năng suất.
Anh Truyện còn phát triển kênh “Truyện Nấm” trên Youtube để quảng bá sản phẩm của mình.
Đặc biệt, trong quá trình bán phôi nấm cho khách hàng, anh Truyện chú ý đến “chữ tín” và tận tình hướng dẫn cho khách hàng những kỹ thuật trồng nấm cơ bản nhất.
“Nếu mình hướng dẫn kỹ các kỹ thuật trồng nấm cho khách thì khách hàng trồng nấm làm ăn hiệu quả thì sản phẩm phối nấm của mình cũng mới bán chạy được. Tuy nhiên, mình hướng dẫn một phần còn người trồng nấm phải am hiểu đặc tính và có đầy đủ kinh nghiệm, biết áp dụng khoa học kỹ thuật thì dễ thành công hơn”, anh Truyện nói.
Theo anh Truyện, sau 10 năm bươn chải, hiện cơ sở sản xuất phôi nấm có khách hàng ở khắp các tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây nguyên. Doanh thu bình quân của cơ sở này đạt khoảng 8 tỷ đồng mỗi năm.
Mong muốn góp sức xây dựng quê hương
Công việc làm ăn ở TP Hồ Chí Minh ngày càng thuận lợi nên trong thâm tâm anh Truyện càng thôi thúc muốn về quê nhà ở Bình Định để phát triển sản xuất, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương vừa góp sức xây dựng quê hương.
Các lao động đưa các phối nấm lên xe cho khách hàng.
Anh Truyện cho biết, cơ sở sản xuất phôi nấm ở TP HCM nhập mùn cưa của cây cao su và các loại nguyên liệu ở các tỉnh Đông Nam bộ, sản phẩm cung cấp cho khách hàng ở miền Nam.
Riêng việc mở thêm cơ sở ở Bình Định thì tận dụng mặt bằng sẵn có của gia đình, còn nguyên liệu, mùn cưa sẽ nhập ở các tỉnh Tây nguyên, cung ứng phôi nấm cho khách hàng ở miền Trung và Tây nguyên đỡ tốn chi phí vận chuyển…
Năm 2019, cơ sở sản xuất phôi nấm của anh Truyện ở thôn Hội Long (xã Ân Hảo Đông) rộng hơn 1.000m2 được đưa vào hoạt động. Nhờ có kinh nghiệm sẵn nên việc sản xuất phôi nấm gặp nhiều thuận lợi.
Cơ sở sản xuất phôi nấm của anh Truyện việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức lương trên 5 triệu đồng/người/tháng.
Cơ sở sản xuất phôi nấm ở thôn Hội Long đang thu hút khoảng 15 lao động làm việc liên tục các ngày trong tuần nhưng vẫn không kịp hàng để giao cho khách. Cơ sở trả lương theo sản phẩm, mỗi tháng có thu nhập ít nhất 5 triệu đồng/người.
Bình quân mỗi tháng xuất khoảng 120.000 - 150.000 phôi nấm, doanh thu năm 2019 hơn 5 tỷ đồng.
Anh Trương Minh Lợi, Phó Bí thư xã đoàn Ân Hảo Đông, cho biết: “Việc anh Truyện về quê mở cơ sở sản xuất phôi nấm không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho lao động địa phương mà còn tạo ra động lực, mơ ước giàu làm cho thanh niên xã Ân Hảo Đông.
Trong khi đó, xã Ân Hảo Đông là vùng đồi núi có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại, nông trại, kinh tế hộ gia đình nhưng chưa được nhiều người dân tận dụng. Hy vọng sau thành công của anh Truyện, trong thời gian đến sẽ có nhiều thanh niên ở địa phương sẽ đầu tư phát triển sản xuất, làm ông chủ ngay tại quê nhà”.
Doãn Công/Theo Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ
14:19 | 15/11/2023 Khởi nghiệp
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
11:01 | 07/11/2023 Khởi nghiệp
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 Bạn đọc và tòa soạn
Hương Trạch – Hà Tĩnh: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an năm 2025
14:46 Tin tức
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 Kinh tế
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 Làng nghề, nghệ nhân