Bảo tồn làng nghề truyền thống trong cuộc sống hiện đại
Người Việt tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh đến tận xứ người. Từ những làng nghề truyền thống ấy, những nghệ nhân dân gian đã tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang giá trị văn hóa cao. Có thể kể đến những làng nghề có từ xa xưa và còn bền vững đến ngày nay như làng gốm Bát Tràng, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng lụa Hà Đông, làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng thúng chai Phú Yên, làng cói Kim Sơn, làng gốm Chu Đậu, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ ...
![]() |
Sản xuất nón tại Làng Chuông (Phương Trung, H. Thanh Oai, Hà Nội) |
Trong từng làng nghề, từng nghề thủ công truyền thống, chúng ta có thể tìm thấy những biểu tượng đặc trưng của văn hóa Việt. Như làng Đông Hồ nổi tiếng với tranh dân gian Đông Hồ, mang trong mình những hình ảnh và thông điệp về tình yêu, gia đình, ca dao tục ngữ và truyền thống tín ngưỡng dân gian. Trong làng nghề chế tác gốm Bát Tràng, những chiếc bát, chén, ấm trà được tạo ra không chỉ là những sản phẩm vật chất mà còn là biểu tượng của sự tinh tế, văn minh và truyền thống nghề gốm của Việt Nam.
Các làng nghề truyền thống còn gắn kết mạnh mẽ với những phong tục, lễ hội và nghi lễ truyền thống của dân tộc. Thông qua quá trình sản xuất và truyền đạt kỹ thuật, người làm nghề đã truyền bá và duy trì các giá trị văn hóa sâu sắc của Việt Nam qua các thế hệ. Chẳng hạn, trong làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm tuyệt đẹp, người làm nghề còn truyền lại những câu chuyện, hình ảnh và ý nghĩa văn hóa trong từng sợi lụa mềm mại.
Tuy nhiên, theo năm tháng, hiện trạng đáng buồn là các làng nghề truyền thống ngày càng mai một đi dần. Tại rất nhiều làng nghề cổ truyền trên cả nước, thời hoàng kim đã đi qua, chỉ còn lại là “chiếc bóng” của những ngày vàng son. Thậm chí, nhiều làng nghề vài trăm năm cũng đã bị “mất tích” trong cát bụi thời gian.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mai một, biến mất của làng nghề, mà theo các chuyên gia xã hội học phân tích, chung quy lại có một số nguyên nhân cốt lõi. Trước tiên phải kể đến sự mất cân đối giữa cung và cầu trong hoạt động làng nghề. Với sự phát triển của nền kinh tế và công nghiệp hiện đại, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, các sản phẩm công nghiệp giá rẻ, tiện lợi thường được ưa chuộng hơn. Các sản phẩm giá rẻ từ nước ngoài hoặc các mô hình kinh doanh công nghiệp lớn khác cũng đang tạo ra sức ép cạnh tranh lên làng nghề truyền thống. Thiếu nguồn lực và công nghệ hiện đại để cải tiến sản phẩm, làng nghề truyền thống gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu hoặc công nghiệp.
![]() |
Festival nghề truyền thống Huế lần thứ chín với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" |
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, thiếu nhân lực kế thừa nghề truyền thống cũng là nguyên nhân khiến các làng nghề mai một dần. Các làng nghề truyền thống thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề còn hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.
Những năm qua, nhiều địa phương trên cả nước cũng đã có sự chú trọng, đầu tư đúng mức để gìn giữ, phát huy làng nghề truyền thống. Theo đó, tại Huế có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ, được phân bố trên 123 địa điểm, có đội ngũ thợ thủ công, nghệ nhân lành nghề, tài năng. Để bảo tồn làng nghề, Huế đã có sáng kiến tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế vừa giúp thu hút du lịch, vừa giới thiệu được các làng nghề truyền thống Huế đến với bạn bè trong nước và quốc tế, giúp các làng nghề có chỗ đứng, có “đầu ra”. Từ khi Festival Nghề truyền thống Huế được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005 đến nay, nhiều nghề và làng nghề truyền thống đã được “hồi sinh”, đặc biệt là các nghề gắn với du lịch, như nghề chế tác nhà rường, may đo áo dài truyền thống, thêu tranh, pháp lam, hoa giấy, trúc chỉ…
Có thể thấy, các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp vào mặt kinh tế mà còn là những kho tàng văn hóa phong phú. Gìn giữ và bảo tồn làng nghề truyền thống là trách nhiệm quan trọng của mỗi người và của cả xã hội, nhằm bảo đảm rằng di sản văn hóa quý giá này không bị mai một và tiếp tục trường tồn, đem những tinh hoa của cha ông gửi gắm cho thế hệ mai sau.
Những năm qua, ý thức được giá trị của các làng nghề truyền thống trong bức tranh văn hóa Việt, Chính phủ đã ban hành “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững. Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 khôi phục, bảo tồn được ít nhất 129 nghề truyền thống và 208 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 213 nghề và 96 làng nghề truyền thống; phát triển khoảng 301 làng nghề gắn với du lịch; trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả. |
Tin liên quan

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Làng nghề mộc Thủ Độ
08:48 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm
08:47 | 27/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



VEBO ST25 - Đưa hạt gạo chuẩn quốc tế đến bàn ăn gia đình Việt
14:51 Tin tức

Làng nghề mộc Thủ Độ
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm
08:47 Làng nghề, nghệ nhân

Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP
08:47 OCOP

Báo Đảng địa phương góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới
08:46 Nông thôn mới










