Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 16°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 24°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 17°C Thừa Thiên Huế

Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long: Dấu ấn 10 năm

LNV - Đã tròn 10 năm, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Hiếm di sản nào trên thế giới có sự tiếp nối lịch sử xuyên suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ VII đến XX) như Hoàng thành Thăng Long. 10 năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long đã để lại nhiều dấu ấn với cách làm bài bản, nhờ vậy, di sản này luôn là điểm đến hấp dẫn.
Nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, phát triển nơi đây thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 10 thế kỷ từ thời Lý (thế kỷ XI - XII) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX), các triều đại phong kiến đã liên tục kế thừa, phát triển Đại La (thế kỷ VII - IX) trở thành Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội với vai trò, vị trí là trung tâm của cả nước. Trải qua bao biến thiên, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.


Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu (ảnh minh họa). Ảnh: Tiến Bách


Qua quá trình khai quật khảo cổ học được tiến hành từ năm 2002, nhiều di tích, di vật đã phát lộ, cho thấy sự phát triển liên tục của các triều đại ở Thăng Long - Hà Nội. Đó là một Thăng Long - kinh đô của nước Đại Việt phồn thịnh mà dấu tích còn lại đến ngày nay là thành bậc chạm rồng đá thời Lê sơ của điện Kính Thiên (thế kỷ thứ XV), tòa Đoan Môn của thế kỷ XVII - XVIII, di tích Hậu Lâu, Kỳ Đài, Bắc Môn ở thế kỷ XIX - XX... Thông qua di tích, di vật được khai quật từ lòng đất, có thể hình dung vẻ đẹp lộng lẫy của kinh đô Thăng Long với Hoàng cung thời Lý “đẹp xưa nay chưa từng có” mà sách Đại Việt sử lược thời Trần miêu tả; hay cảnh quan Hoàng thành dưới thời Lê - Trịnh được giáo sĩ Marini, người Italia, ghi lại trong cuốn Những khu truyền giáo: “Nếu ta đi từ Kẻ Chợ vào triều tức là cung điện của nhà vua, thì chúng ta sẽ trông thấy không những một tòa cung điện mà là cả một thành phố rất đẹp và rất rộng...”.

Những công trình kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long để lại ấn tượng mạnh mẽ cho nhiều người. Giáo sư, Tiến sĩ Inoue Kazuto (Đại học Minh Trị, Tokyo, Nhật Bản) cho rằng: “Qua những di tích kiến trúc, chúng ta hiểu biết được rằng lúc đó trình độ văn hóa của dân tộc Việt Nam rất cao”. Còn cố Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nishimura Masanari (Đại học Kansai, Osaka, Nhật Bản) từng nói: “Chắc chắn đây là trường hợp tồn tại lâu dài nhất trong khu vực châu Á và có lẽ chỉ La Mã (Italia) mới so sánh được”.

Giá trị nổi bật toàn cầu của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO ghi nhận ở ba tiêu chí: Chiều dài lịch sử, tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú. UNESCO khẳng định: “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu bởi nơi đây liên tục trong hơn một thiên niên kỷ là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo...”.

Thềm Rồng điện Kính Thiên. Ảnh: Xuân Chính


“Điểm sáng” trong bảo tồn di sản

Đánh giá cao những thành tựu trong công tác bảo tồn Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long sau 10 năm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng ban Văn hóa UNESCO tại Việt Nam cho rằng: “Hoàng thành Thăng Long là điểm sáng nổi bật nhất trong số di sản thế giới đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam. Di sản này được bảo tồn và phát huy giá trị đúng hướng, ưu tiên mục tiêu bảo vệ, bảo tồn hơn mục tiêu khai thác, trong khi các di sản khác lại chú trọng đến việc phát triển du lịch khiến tính bền vững của di sản bị đe dọa”.

Thành công của Hoàng thành Thăng Long được đúc rút từ 4 bài học kinh nghiệm: Đây là khu di sản duy nhất trong cả nước có một Hội đồng tư vấn khoa học mà thành viên hội đồng đều là các chuyên gia nghiên cứu của Hội đồng Di sản quốc gia. Việc đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến di sản đều có sự tham vấn chuyên môn của các thành viên. Điều đó thể hiện sự trân trọng di sản một cách nghiêm túc. Cùng với đó, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã thực hiện tốt các khuyến nghị của UNESCO về việc tiếp tục nghiên cứu đầy đủ, toàn diện trong lĩnh vực khảo cổ học, thực hiện kế hoạch quản lý di sản một cách bài bản, đẩy mạnh hoạt động giáo dục di sản cho thế hệ trẻ và quản lý chặt chẽ các hoạt động phát triển du lịch. “Cho tới nay, kế hoạch quản lý du khách và phát triển du lịch của Hoàng thành Thăng Long tương đối hợp lý ở góc độ hạn chế các sản phẩm có xu hướng giải trí, thương mại hóa, ưu tiên các hoạt động giáo dục lịch sử - văn hóa và những hoạt động có tính kết nối giữa Hoàng thành Thăng Long với các làng nghề và vùng đệm của Hà Nội. Đấy là cách tiếp cận mang tính bền vững”, bà Hường nói.

Hiện vật khảo cổ học trong khuôn viên Di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

Phát huy giá trị di sản

Nhờ thực hiện việc quản lý di sản một cách bài bản, những năm qua, công tác phát huy giá trị của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long thu được kết quả ấn tượng. Ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết: “Trung tâm đã tổ chức các hoạt động đưa di sản đến với công chúng, trong đó đẩy mạnh triển khai chương trình giáo dục di sản “Em làm nhà khảo cổ”, “Em tìm hiểu di sản” đến các trường học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đa dạng hóa các hoạt động phục vụ du khách như: Sưu tầm tư liệu, hiện vật, mở cửa căn hầm Cục Tác chiến; cải tạo cảnh quan khu vực Hậu Lâu, trồng các loại hoa theo mùa để thu hút du khách tới tham quan, chụp ảnh... Nhờ vậy, lượng khách tham quan Hoàng thành Thăng Long không ngừng tăng qua từng năm. Nếu như năm 2013 (bắt đầu bán vé tham quan) mới có khoảng 120.000 lượt khách, năm 2016 đón 245.321 lượt khách, thu phí 5,58 tỷ đồng thì đến năm 2019, lượng khách đến Hoàng thành Thăng Long đạt 517.476 lượt, thu phí hơn 10,5 tỷ đồng”.

Để tập trung cho công tác phát huy giá trị di sản, phát triển du lịch tại Hoàng thành Thăng Long, thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu điểm đến Di sản Hoàng thành Thăng Long giữa lòng Hà Nội ngàn năm văn hiến với các sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Du lịch tâm linh, tham quan Hoàng thành về đêm, gắn kết tour Hoàng thành Thăng Long với khu vực hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Quảng trường Ba Đình, Văn Miếu - Quốc Tử Giám; nghiên cứu phục dựng Lễ hội đèn Quảng Chiếu, các nghi lễ Hoàng cung gắn với trải nghiệm âm nhạc, ẩm thực, trang phục để khai thác, phục vụ du lịch.

Một “điểm sáng” khác của việc phát huy giá trị di sản ở Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long trong những năm qua là ứng dụng công nghệ hiện đại để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tiện ích như: Wifi miễn phí, thuyết minh tự động trên điện thoại thông minh, màn hình tương tác diễn giải lịch sử... nhằm đem đến cho du khách trải nghiệm thú vị, có tính tương tác cao. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu 3D về di tích, di vật, diễn giải các dấu tích kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long để phục vụ công tác nghiên cứu...

Với những giá trị nổi bật toàn cầu được hun đúc hơn 10 thế kỷ, cùng với những bài học quý trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày càng khẳng định vị trí là một trong những Di sản văn hóa thế giới quan trọng và là điểm đến hấp dẫn của du lịch Thủ đô.

Linh Tâm/Theo NSHN

Thực hiện đồ án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (tỷ lệ 1/500) đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt ngày 21-8-2015, UBND thành phố Hà Nội giao cho Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội triển khai Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, với tiêu chí Hoàng thành Thăng Long là “Một điểm đến văn hóa đặc sắc, một công viên di sản tươi đẹp giữa lòng Hà Nội”. Đây là một trong 52 công trình trọng điểm của Thành phố trong giai đoạn 2016 - 2020.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quận Hoàn Kiếm tổ chức  Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia

Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia

Tối 30/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

LNV - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - ASEAN “Báo công dâng Bác” 2024 với khát vọng vươn xa

Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - ASEAN “Báo công dâng Bác” 2024 với khát vọng vươn xa

LNV - Sáng ngày 16/10, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội Đồng nữ doanh nhân Việt Nam - Asean (VACWE) trang trọng tổ chức lễ Báo công dâng Bác, nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và kỷ niệm 04 năm hành trình "Báo Công Dâng Bác" của Hội Đồng Nữ Doanh nhân Việt Nam - Asean. Đây là sự kiện được tổ chức thường niên có ý nghĩa thiết thực, do Viện Nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam - Asean và Hội Đồng nữ doanh nhân Việt Nam - Asean thuộc Hội ghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam tổ chức.
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

LNV - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”, sáng 4/10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán

LNV - Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 1/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt tại Mông Cổ.
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”

Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”

LNV - Chiều 20-9, tại Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề “Hỡi đồng bào Thủ đô”. Đây là hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).

Tin khác

Ứng dụng giá trị nghệ thuật Tuồng trong đời sống đương đại

Ứng dụng giá trị nghệ thuật Tuồng trong đời sống đương đại

LNV - Sáng 25.11, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội và Nhà hát Tuồng Việt Nam tổ chức tọa đàm "Ứng dụng chất liệu tuồng trong đời sống đương đại".
(Hoàn Kiếm) Tưng bừng hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại phố cổ Hà Nội

(Hoàn Kiếm) Tưng bừng hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại phố cổ Hà Nội

LNV - Tối ngày 18/11, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.
( Long Biên) Ấn tượng khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

( Long Biên) Ấn tượng khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

LNV - Tối ngày 17/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023.
Quận Hoàn Kiếm: Gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên

Quận Hoàn Kiếm: Gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên

LNV - Sáng ngày 29/6/2023, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên nhân kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).
Quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ

Quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ

LNV – Sáng ngày 08/06/2023 UBND quận Hoàn Kiễm tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ (số 11 phố Hàng Hòm, phường Hàng Gai) chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023).
Nhà báo Bùi Xuân Vinh - một người trọn nghĩa vẹn tình

Nhà báo Bùi Xuân Vinh - một người trọn nghĩa vẹn tình

LNV - Tôi may mắn quen biết nhà báo Bùi Xuân Vinh đã trên 20 năm. Đó là hồi năm 2000, khi ấy tôi ra trường đã được mấy năm, đi làm vài tờ báo theo kiểu phóng viên không lương, tức cũng tham gia họp hành giao ban cơ quan, nhận đề tài như phóng viên, nhưng không có lương cứng, mà viết bài nào hưởng nhuận bút bài đó. Hồi đó khá phổ biến hình thức này.
Cốm xào - món ngon của mùa thu

Cốm xào - món ngon của mùa thu

LNV - Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
Dường như thu đã về phố

Dường như thu đã về phố

LNV - Không biết có phải tôi đã trót yêu Hà Nội như mối tình đầu se kết thành tơ thành tóc trong tâm hồn mà luôn vương vấn quấn níu từng mái nhà xám rêu như đứng đó từ ngàn năm trước, từng góc phố cổ bàng bạc không khí chợ “Hàng” mấy trăm năm qua, từng gánh hàng thong dong ngang phố như chưa bao giờ có năm có tháng đậu lại... Và khoảnh khắc giao mùa phố là những ngọt ngào đến xao xuyến tâm can, cho dù là gió nồm Nam hay cơn gió bấc, cho dù là cái nóng hầm hập hay những cơn mưa xối xả nghiêng trời lệch đất, cho dù là heo may man mác hay giông bão tan tác vạn vật trần gian...

Công bố kết quả cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

LNV - Sáng 27/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội công bố kết quả Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hà Nội mùa thu trong ký ức tuổi thơ tôi

Hà Nội mùa thu trong ký ức tuổi thơ tôi

LNV - Đã bắt đầu có những cơn mưa ngâu lùi xa mùa ve rộn rã, đâu đây trời vẫn còn sót lại những vạt nắng vàng óng mật trên ô cỏ xanh mướt nơi Quảng trường Ba Đình, cơn gió se lạnh của mùa thu đã về. Lòng xao xuyến nhớ về Hà Nội xưa. Hà Nội vẫn đẹp từ những cái đã cũ…
Hương cốm Hà Nội

Hương cốm Hà Nội

LNV - Gió heo may đã về. Chẳng biết đã có cốm làng Vòng chưa? Thật lạ, trong tiết heo may nhè nhẹ, chỉ nghĩ đến cốm thôi dường như đã cảm nhận được vị thơm dịu dàng của sữa lúa nếp non ở đầu lưỡi. Cốm Vòng là thứ đặc biệt nhất trong mọi thứ quà của Hà Nội vì lúa nếp có cả hai vụ nhưng chỉ mỗi khi tiết hoa vàng, khi ngọn gió vàng heo hắt trở về thì người ta mới làm cốm. Cái mùi đồng quê thơm ngọt hương nếp cốm mùa lan tỏa theo chân những gánh hàng rong len lỏi ngõ ngách phố phường Hà Nội.
Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết ''Hà Nội trong tôi''

LNV - Hướng tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
Xẩm Hà Thành: sống dậy nghệ thuật dành cho đại chúng

Xẩm Hà Thành: sống dậy nghệ thuật dành cho đại chúng

Trong nghệ thuật âm nhạc truyền thống đất nước ta, có lẽ chỉ duy nhất Hát Xẩm được gọi với tư cách là một nghề. Nghề Hát Xẩm ra đời gắn với truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái khát khao cuộc sống tốt đẹp vốn là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội yêu cầu khẩn trương hoàn thành các dự án chỉnh trang đô thị

LNV - Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc bảo đảm công tác chỉnh trang đô thị phục vụ các sự kiện quan trọng, ngày lễ kỷ niệm trong năm 2020: Quốc khánh 2-9, 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội...
Triển lãm “Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử”

Triển lãm “Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử”

LNV - Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2020), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám – Mốc son lịch sử”.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

LNV - Tại sự kiện “Tết Việt - Dấu ấn vùng miền” do Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), hệ thống phân phối thực phẩm hữu cơ Organica và các đối tác tổ chức ngày 4/1 tại vườn hữu cơ Thảo Điền (TP. Thủ Đức, TP.HCM), gian hàng của nông dân Nguyễn Việt Hồng nổ
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng

Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng

LNV - Nhắc đến Quảng Nam, không thể không kể đến một loại rau độc đáo - rau dớn, mà không chỉ là nguồn dinh dưỡng quan trọng của miền núi mà còn là biểu tượng sống động của mùa Xuân ấm áp lại về. Rau dớn không chỉ thu hút sự ưa chuộng trong bữa ăn hàng ng
Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

LNV - Lễ công bố Quyết định thành lập Đảng bộ xã Thái Hòa và kỳ họp thứ nhất HĐND xã Thái Hòa đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Trung Ương, Thành phố Hà Nội và huyện Ứng Hòa. Việc thành lập Đảng bộ, HĐND, UBND xã Thái Hòa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của chính quyền địa phương trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và xây dựng đời sống mới cho nhân dân.
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

OVN - Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống vươn ra thị trường.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động