Ăn uống sai cách có thể làm tăng nguy cơ tái phát hen phế quản khi trời lạnh
Theo TS. BS Phạm Thị Bích Thủy, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, do nhạy cảm với môi trường, thời tiết, nên khi giao mùa, trời chuyển lạnh, bệnh nhân hen phế quản sẽ rất dễ đột ngột lên cơn hen cấp, rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời.
Đặc biệt, thời tiết lạnh là nguyên nhân dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi họng... làm phế quản co thắt dẫn đến cơn hen cấp.
Do đó, bệnh nhân hen phế quản phải luôn phải chú ý giữ gìn sức khỏe, giữ ấm cơ thể, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Đối với những người có cơ địa dị ứng càng cần phải chú ý đến môi trường sống, nên tránh tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá…
Cần chú ý ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung thực phẩm có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để phòng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
2. Chế độ ăn tốt cho người bị hen phế quản
Mặc dù không có loại thực phẩm cụ thể nào là tốt nhất cho bệnh nhân hen phế quản nhưng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả.
Trời trở lạnh, người bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng gì để ngăn ngừa tái phát?
Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc; hạn chế ăn nhiều sữa và thịt nhiều chất béo cũng có thể ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển và cải thiện các triệu chứng hen phế quản.
Những thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá giúp bổ sung dinh dưỡng, có tác dụng chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, D, E… Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại và hỗ trợ phổi khỏe mạnh.
Rau xanh và trái cây tươi tốt cho bệnh nhân hen phế quản.
3. Tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen phế quản, đặc biệt là thực phẩm gây dị ứng.
Dị ứng thực phẩm và bệnh hen có mối liên hệ chặt chẽ. Trên thực tế, những người bị dị ứng thực phẩm có nguy cơ phát triển bệnh hen cao hơn những người không mắc bệnh. Bị hen phế quản cũng làm tăng nguy cơ bị dị ứng nghiêm trọng, bao gồm cả một phản ứng toàn thân có thể đe dọa tính mạng như sốc phản vệ.
Nguy cơ sốc phản vệ có liên quan mật thiết đến mức độ nghiêm trọng của bệnh hen phế quản. Nghiên cứu cho thấy những người hen phế quản nhẹ có nguy cơ bị sốc phản vệ cao gấp đôi so với người bình thường, trong khi những người bị hen phế quản nặng có nguy cơ cao hơn gấp ba lần. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn ở những người bị cả bệnh hen phế quản và dị ứng thực phẩm.
Vì vậy, bệnh nhân hen phế quản cần biết, nếu bị hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản nên tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như: một số loại hải sản, con nhộng, sữa, hạt cây… Nên theo dõi nếu đã xác định được loại thức ăn mình bị dị ứng thì tuyệt đối không ăn loại thức ăn đó nữa. Vì khi đã có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn cụ thể thì nguy cơ bị dị ứng ở những lần tiếp theo sẽ cao hơn và mức độ có thể nghiêm trọng hơn.
Một số loại hải sản có thể gây dị ứng.
Những thực phẩm chứa sulfite (như trái cây sấy khô, bia rượu, thực phẩm ngâm chua…) có thể gây kích ứng đường hô hấp và co thắt. Theo nghiên cứu của Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, chất sulfite thường được sử dụng làm chất bảo quản trong một số thực phẩm như: rượu vang, một số loại bia, trái cây khô, tôm, dưa chua và đồ gia vị có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen phế quản đối với những người có các triệu chứng từ trung bình đến nặng.
Sulfite sẽ giải phóng chất khí sulphur dioxide, gây ra tình trạng kích ứng đường hô hấp và co thắt. Vì vậy, người có vấn đề về hô hấp mạn tính nên tránh sử dụng hoặc ít nhất là cần hạn chế các loại thực phẩm này để phòng ngừa tình trạng kích ứng có thể gây tái phát cơn hen.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn nhanh… dễ gây tức ngực, khó thở, có thể làm tăng các triệu chứng hen phế quản.
SK&ĐS
Các chuyên gia hô hấp khuyến cáo bệnh nhân hen phế quản, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của cơn hen như: mệt mỏi, ngứa họng, ngứa cổ, nghẹt mũi hay chảy mũi, ho nhiều, khò khè, thở nhanh hơn bình thường, khó thở khi thở ra tăng dần, nặng ngực, lo lắng hoảng hốt… Việc cần làm đầu tiên là phải tránh xa các yếu tố có thể kích phát cơn hen như: phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất; Giữ ấm cơ thể nếu như bị nhiễm lạnh. Sau đó sử dụng thuốc cắt cơn hen, phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt theo đúng chỉ dẫn.
Nếu tình trạng khó thở không được cải thiện, thở vẫn nhanh và khó, phải cố gắng để thở, khó nói, khó đi lại… thì cần gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời.
Tin liên quan
Tin mới hơn

7 loại thực phẩm có thể là kẻ thù nếu bạn bị sỏi thận
10:32 | 15/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Loại hạt nhỏ như con kiến nhưng giàu canxi hơn cả sữa, dưỡng mắt, bổ tim, làm đẹp da và tóc
10:24 | 14/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới