An Giang: Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
Năm 2000, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Văn Giáo ra đời, với sự tham gia của 71 hộ dân, 126 xã viên. Năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Lụa thổ cẩm Văn Giáo”. Năm 2007, nghề dệt thổ cẩm xã Văn Giáo được UBND tỉnh công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Đầu năm 2023, sản phẩm dệt thổ cẩm được hội đồng cấp tỉnh đánh giá và công nhận sản phẩm xà-rông đạt chuẩn sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao. Hiện nay, làng dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo có 63 thành viên, trong đó có 2 nghệ nhân, 2 thợ giỏi.
Nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ xã viên. Phó Chủ tịch UBND xã Văn Giáo Nguyễn Thị Bích Tuyền cho biết, địa phương đã triển khai thực hiện mô hình “Hỗ trợ mua nguyên liệu cho các hộ nghèo là xã viên Làng dệt truyền thống thổ cẩm Khmer xã Văn Giáo”, với hình thức cho vay không tính lãi. Qua đó, đã hỗ trợ 25 hộ vay vốn, với tổng kinh phí 125 triệu đồng. Theo đánh giá, mô hình phát huy hiệu quả, thu hồi được vốn cho vay, từng bước nâng cao thu nhập cho xã viên. Trừ các chi phí đầu vào, mỗi xã viên vay vốn có thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng/sản phẩm.
Ngoài ra, thực hiện đề án giảm nghèo của UBND TX. Tịnh Biên, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Văn Giáo phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh TX. Tịnh Biên, giải ngân cho 8 xã viên có nhu cầu vay vốn mua nguyên liệu, làm mới khung dệt. Mỗi xã viên được vay 80 triệu đồng, hình thức trả vốn gốc và lãi suất hàng tháng. Từ năm 2018 đến nay, UBND xã Văn Giáo đã mở 4 lớp sơ cấp nghề, truyền nghề dệt thổ cẩm cho 120 phụ nữ là đồng bào DTTS Khmer. Qua đó, giúp bảo tồn, nâng cao tay nghề, cải tiến mẫu mã sản phẩm cho các thợ dệt.
Hiện, sản phẩm dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo ngoài tiêu thụ ở các tỉnh có đồng bào DTTS Khmer sinh sống, còn được xuất khẩu sang các nước: Thái Lan, Campuchia, Myanmar… Đồng thời, phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, như: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… với thương hiệu Silk Khmer. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết, không tồn đọng. Thu nhập của xã viên ổn định, giải quyết việc làm thường xuyên cho phụ nữ nghèo, cận nghèo DTTS Khmer.
Là chủ cơ sở quy mô, đồng thời cũng là người truyền nghề cho nhiều lao động nữ tại địa phương, bà Néang Chanh Ty cho biết, để tạo ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh phải qua 5 công đoạn chính: Nhuộm tơ, phơi nắng, làm bông, nhuộm sợi màu lần 2, đánh sợi và lâu nhất là khâu dệt. Sản phẩm chủ yếu, là: Xà-rông, khăn choàng cổ, các loại khác theo đặt hàng... “Ngày trước, để dệt thổ cẩm, người dân nơi đây phải trồng dâu, nuôi tằm, se tơ… Hiện nay, nguyên liệu tơ tằm được mua phần lớn từ tỉnh Lâm Đồng. Loại tơ tằm đảm bảo cho thành phẩm có độ mềm, mịn, mát mẻ và sắc óng đẹp mắt” - bà Néang Chanh Ty chia sẻ.
Một điều khiến cho du khách, khách hàng trong, ngoài nước thích thú với thổ cẩm Văn Giáo là ở sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trên từng họa tiết hoa văn, màu sắc của tấm vải dệt. Để tạo nên những hoa văn tinh tế, tơ sau khi “buộc bông” được nhuộm nhiều lần để ra màu ưng ý. Chỉ riêng khâu buộc chỉ để tạo hoa văn trên thổ cẩm đã mất từ 15 - 20 ngày.
Để bảo tồn và phát triển hoạt động làng nghề dệt thổ cẩm Khmer xã Văn Giáo, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, truyền nghề cho nhiều phụ nữ DTTS Khmer. Bên cạnh, xã Văn Giáo sẽ từng bước hình thành cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ làng nghề. Xã Văn Giáo sẽ triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩn của làng nghề để phục vụ nhu cầu của du khách và tạo thu nhập cho người dân... Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội… Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phát triển làng nghề; tạo việc làm tại chỗ, thu nhập ổn định cho hộ nghèo, cận nghèo đồng bào DTTS Khmer…
Tin liên quan
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thi đan lát, dệt thổ cẩm tại Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025
09:46 | 17/12/2024 Du lịch làng nghề
Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
09:24 | 09/12/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường
08:00 | 22/11/2024 Du lịch làng nghề
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Tin khác
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn
11:14 | 12/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch
09:13 | 31/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung
09:25 | 25/10/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè
09:35 | 24/10/2024 Du lịch làng nghề
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm
11:14 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít
11:12 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề
13:24 | 02/10/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng
10:42 | 12/09/2024 Du lịch làng nghề
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường