50 tuổi mới khởi nghiệp vẫn kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ hoa bất tử
Năm 2001, bà Lê Thị Việt (Thanh Hóa) quyết định sang Thái Lan làm nghề giúp việc. Bà kể, cực chẳng đã mới phải sang "xứ người" làm thuê khi gánh nặng kinh tế bủa vây.
"Năm 1997, nhà tôi nhận dự án phủ xanh đất trống đồi trọc với số vốn vay lên tới 30 triệu đồng trong vòng 3 năm. Thời điểm đó, một phần đất nhà tôi trồng bạch đàn, phần còn lại là trồng cam. Nhưng dưới cái nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung, toàn số cam đã bị chết hết sạch" - bà Việt nhớ lại.
Bà Lê Thị Việt, người làm hoa bất tử ở Thanh Hóa.
Sau 3 năm, vợ chồng bà Việt phải vay mượn, xoay xở khắp nơi để trả nợ ngân hàng vì số cam trồng thì chết còn vườn bạch đàn chưa lớn, chưa thể thu hoạch.
"Đến năm 2001, cả tiền gốc và tiền lãi mà chúng tôi đang nợ lên tới 55 triệu đồng, một con số khá lớn. Khi ấy, nhà tôi còn có mẹ già và các con đang tuổi ăn, tuổi học nên áp lực về kinh tế rất lớn", bà tâm sự.
Đứng trước tình thế khó khăn, bà Việt chọn cách sang Thái Lan làm giúp việc qua lời giới thiệu của một người bạn. Theo thỏa thuận, mỗi tháng, bà sẽ nhận về 3.000 baht Thái/tháng, theo tỷ giá khi đó tính ra là khoảng 1,2 triệu đồng.
Bình hoa bất tử tuyệt đẹp.
Công việc hàng ngày của bà Việt bên "xứ người" là chăm sóc 2 con của chủ. Khi 2 cháu đi học ở trường, bà sẽ ở nhà quét dọn và nấu ăn. Làm được 6 tháng, bà Việt xin chủ nhà được nghỉ việc với một lý do khá bất ngờ.
"Tôi có nói với cô chủ thời gian rảnh ở nhà của tôi nhiều quá nên tôi muốn làm một công việc nào đó cho bận hơn để quên đi nỗi nhớ quê hương, gia đình. Thấy vậy, cô chủ bảo tôi ở lại và sẽ kiếm cho tôi một công việc tại nhà" - bà Việt nhớ lại.
Sau lời đề nghị bất ngờ đó, bà Việt được nhà chủ tìm cho một công việc làm thêm là ướp hoa bất tử. Để có thêm kiến thức, kỹ năng, bà phải đọc, học thêm các tài liệu về cách làm hoa, giữ hoa tươi.
Sau một thời gia nhận thấy tiềm năng, chủ nhà bên Thái Lan mở xưởng sản xuất hoa tại nhà và thuê thêm người về, làm cùng bà Việt. Trung bình mỗi tháng, bà được trả thêm 2.000 baht để quản lý xưởng và dạy nghề cho nhân viên.
"Khi ở Thái, tôi chỉ biết làm hoa thôi, còn chuyện nhập hoa và bán như thế nào, cô chủ đều lo hết. Khi đó, tôi thì mừng vì có thêm công việc, thu nhập cải thiện để có nhiều tiền hơn gửi về gia đình"- bà Việt nói.
Theo thỏa thuận, đến năm 2006, bà Việt hết hợp đồng và trở về Việt Nam. Thời điểm đó, bà đã trả hết khoản nợ vay của gia đình và cầm thêm 20 triệu đồng về nước làm vốn.
Đổi đời nhờ hoa bất tử
Sau khi về Việt Nam, bà Việt rất muốn phát triển nghề cũ. Theo tìm hiểu của bà, khi ấy, ở thị trường trong nước chưa có một đơn vị nào sản xuất và cung cấp dòng sản phẩm này. Do đó, bà quyết tâm sẽ khởi nghiệp, gây dựng và đi lên từ nghề làm hoa bất tử.
"Tôi nhìn thấy tiềm năng, triển vọng của thị trường hoa bất tử nên muốn thử sức xem sao, bởi ở Thái, tôi đã có kinh nghiệm làm hoa, ướp hoa rồi. Nhưng ở Việt Nam khi đó, hoa bất tử vẫn là một thứ rất mới lạ, thậm chí, nhiều người còn không biết. Cho nên, trong suốt 2 năm đầu, tôi phải lặn lội, đi khắp nơi tìm nguồn nguyên vật liệu, đầu ra và quảng cáo, giới thiệu sản phẩm", lời bà Việt.
Trung bình mỗi tháng, bà Lê Thị Việt (Thanh Hóa) bán ra thị trường 4.000 - 5.000 bông hoa bất tử.
Thời gian đầu mới khởi nghiệp vào năm 2008, bà Việt cho nhập hoa từ Hà Nội về ướp, sau này thì chuyển sang dùng hoa Đà Lạt. Trong đó, loại hoa chủ yếu được dùng là hoa hồng, lan, baby. Toàn bộ công nghệ ướp, sấy đều được bà làm kỳ công, tỉ mỉ để giữ cho cánh hoa luôn giữ được màu sắc đẹp nhất, trông giống y như hoa tươi.
"Hoa nhập về sẽ được tôi tuyển chọn từng bông với tiêu chí bông to, màu sắc đẹp và cánh hoa dày. Sau đó, tôi sẽ làm sạch, xử lý mọi bụi bẩn rồi mới mang hoa đi ướp và cho vào lọ. Ngay kể cả bình đựng, tôi cũng phải tìm mối cung cấp uy tín, phù hợp để xếp hoa", bà nói về quy trình.
Tuy nhiên, mọi ước mơ, mong chờ của bà Việt không như kỳ vọng, bởi khi bà đi chào hàng, tiếp thị sản phẩm ai cũng lắc đầu kêu giá đắt. Một bông hoa bất tử, đựng trong ly thủy tinh có giá 160.000 đồng.
"Sau đó, tôi mới thỏa thuận với các cửa hàng là tôi sẽ để hoa lại, nhờ họ bán giúp, mỗi sản phẩm bán được, họ sẽ được chiết khấu 35 - 40%. Tuy nhiên, chỉ một nơi tiêu thụ được sản phẩm, thậm chí còn bán rất chạy khi toàn bộ số hoa tôi để lại đều có người mua hết" - cô cho hay.
Hoa bất tử luôn có giá đắt đỏ là do thời gian sử dụng hoa có thể kéo dài hàng chục năm.
Khi đã xác định được tệp khách hàng, bà Việt mang hoa bất tử đi giới thiệu ở khắp nơi, từ Bắc vào Nam. Ban đầu, mỗi tháng bà chỉ bán được vài chục bông, sau đó tăng lên hàng trăm bông. Còn hiện nay, trung bình mỗi tháng, bà bán ra thị trường từ 4.000 đến 5.000 bông hoa bất tử với giá không đổi 160.000 đồng/bông.
"Đôi khi, mỗi bình hoa chỉ có một bông, có bình 5 - 10 bông, có bình lên tới 100 bông. Chúng tôi cứ tính số lượng bông, quy ra tiền, bình nhiều có thể lên tới 10 - 12 triệu đồng là chuyện thường" - bà tiết lộ.
Theo bà Việt, hoa bất tử luôn có giá đắt là do thời gian sử dụng hoa có thể kéo dài hàng chục năm nếu bảo quản tốt. Ví dụ một bình hoa bất tử bà Việt đang sở hữu có tuổi đời lên tới 13 năm mà màu cánh vẫn chân thực, không bị biến sắc. Do đó, nhiều người mua hoa bất tử để làm quà biếu, quà lưu niệm dành tặng cho những người đặc biệt.
Các loại hoa chủ yếu được bà Việt sử dụng là hoa hồng, hoa lan, hoa baby.
Do lượng đơn hàng ngày càng tăng, một mình làm không xuể, nhất là các dịp lễ tết nên bà Việt phải thuê thêm 5 nhân công về phụ giúp. Mức lương dành cho mỗi thợ là 4 - 4,5 triệu đồng/tháng.
"Tính sơ lược, mỗi năm, tôi thu về 1 tỷ đồng từ việc bán hoa. Sau khi trừ hết chi phí, nguyên vật liệu thì còn khoảng 300 - 400 triệu đồng" - bà tiết lộ doanh thu và lợi nhuận.
Ngoài ra, bà Việt còn dự định sẽ mở lớp và truyền dạy nghề cho người có nhu cầu, tiếp tục mở rộng mô hình làm hoa bất tử, tạo công ăn việc làm cho các lao động ở nông thôn.
Theo Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ
14:19 | 15/11/2023 Khởi nghiệp

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
11:01 | 07/11/2023 Khởi nghiệp

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch
16:14 | 31/10/2023 Khởi nghiệp

TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace
15:52 | 30/10/2023 Khởi nghiệp

Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp
08:51 | 17/10/2023 Khởi nghiệp

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái
11:07 | 15/09/2023 Khởi nghiệp
Tin khác

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen
11:21 | 13/09/2023 Khởi nghiệp

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống
10:33 | 12/09/2023 Khởi nghiệp

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú
09:15 | 25/08/2023 Khởi nghiệp

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa
12:13 | 22/08/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp
08:52 | 18/08/2023 Khởi nghiệp

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối
08:52 | 16/08/2023 Khởi nghiệp

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm
09:43 | 14/08/2023 Khởi nghiệp

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop
15:58 | 04/08/2023 Khởi nghiệp

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương
14:35 | 24/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
10:18 | 05/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất khó
09:10 | 29/06/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng
14:01 | 21/06/2023 Khởi nghiệp

Phát triển kinh tế nhờ kết hợp du lịch gắn với nông nghiệp
11:00 | 13/06/2023 Khởi nghiệp

Sắp thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia
09:34 | 08/06/2023 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp tại mảnh đất quê nhà
13:40 | 31/05/2023 Khởi nghiệp



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










