5 nhóm thực phẩm có thể gây tăng axit uric máu
Nồng độ axit uric trong máu thường duy trì trong phạm vi bình thường nhưng đôi khi có thể tăng cao, gây ra chứng tăng axit uric máu. Axit uric dư thừa có thể tích tụ dưới dạng tinh thể trong các mô cơ thể, đặc biệt là thận và khớp, gây ra sỏi thận và bệnh gout.
Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm giàu purin, có khả năng gây tăng nồng độ axit uric:
Thịt đỏ
Các loại thịt thường chứa hàm lượng purin từ mức độ vừa phải đến cao. Trong đó, nhóm chứa hàm lượng cao bao gồm các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, cừu, ngan, vịt, gà gô... Purin cũng có nhiều trong nước thịt, súp, nước dùng và bất cứ món ăn nào được chế biến từ các loại thịt trên.
Thịt nội tạng như gan, não, thận được coi là nhóm thực phẩm giàu purin trong khi thịt gà chứa lượng purin thấp hơn.
Hải sản
Hải sản cung cấp lượng chất béo omega-3 dồi dào có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, một số loại hải sản có hàm lượng purin cao bao gồm trai, sò điệp, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá thu, cá hồi, tôm đặc biệt là tôm hùm.
Cũng giống như thịt đỏ, đây đều là nhóm thực phẩm có thể gây tăng axit uric máu, có khả năng gây ra bệnh gout, do đó, nếu đang có nguy cơ mắc bệnh gout, hãy cân nhắc trước khi tiêu thụ nhóm thực phẩm này.
Thịt đỏ và hải sản là nhóm thực phẩm có thể gây tăng axit uric máu. Ảnh: iStock
Thực phẩm và đồ uống chứa fructose
Theo trang Thư viện Y khoa Mỹ, fructose được cho là gây tăng sản xuất purin trong cơ thể. Fructose thường ở dạng xi-rô như xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống có đường như nước ngọt, kẹo và đồ nướng...
Nghiên cứu được công bố trên Chuyên trang Viêm khớp dạng thấp, Mỹ năm 2008 cho thấy, những người uống càng nhiều nước giải khát có chứa fructose thì nồng độ axit uric càng tăng cao.
Bia, rượu
Một số loại rượu, bao gồm cả bia chứa một lượng purin rất cao. Rượu cũng có thể làm tăng sản xuất purin của cơ thể và giảm khả năng loại bỏ axit uric qua nước tiểu.
Trong một nghiên cứu với quy mô lớn được công bố trên tạp chí về Viêm khớp, Mỹ năm 2004 chỉ ra, bia làm tăng axit uric gần gấp đôi so với các loại rượu mạnh. Một số loại rượu ít có khả năng làm tăng nồng độ axit uric nên nếu đang bị tăng axit uric máu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại đồ uống có cồn mà bạn muốn sử dụng.
Một số loại rau
Hầu hết rau và các loại trái cây đều có hàm lượng purin thấp. Nhưng một số loại rau như đậu lăng, đậu Hà Lan, nấm, rau bina, súp lơ và măng tây có chứa một lượng cao hơn các loại khác.
Mặc dù những loại rau này có thể làm tăng nồng độ axit uric nhưng chúng không làm tăng axit uric nhiều như các loại thịt và hải sản giàu purine. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ăn những loại rau đó nếu đang bị bệnh gout.
Bên cạnh các nhóm thực phẩm và đồ uống kể trên, một số khác có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Sữa ít chất béo có thể làm tăng lượng axit uric nhưng hầu hết chúng sẽ được loại bỏ qua nước tiểu. Thực phẩm giàu vitamin C có thể làm giảm sản xuất axit uric và tăng đào thải axit uric qua nước tiểu, trong đó cà phê cũng có thể làm giảm nồng độ axit uric.
Nếu đang có nguy cơ hoặc đang mắc chứng tăng nồng độ axit uric, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những thay đổi trong chế độ ăn uống để có giải pháp phù hợp.
Bảo Bảo/VNE
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề