5 loại thuốc uống cùng rượu sẽ gây nguy hiểm
Đáng báo động nhất là ở những người từ 65 tuổi trở lên, nếu kết hợp rượu với thuốc sẽ thực sự nguy hiểm. Bởi sự lão hóa làm chậm khả năng chuyển hóa nồng độ cồn trong cơ thể, do đó rượu sẽ lưu lại trong cơ thể lâu hơn. Đồng thời, người lớn tuổi cũng có nhiều khả năng phải dùng một hoặc nhiều loại thuốc làm tăng nguy cơ gây tương tác bất lợi.
Rượu có thể làm cho một số loại thuốc hoạt động kém hiệu quả hơn bằng cách can thiệp vào quá trình thuốc được hấp thụ trong đường tiêu hóa. Trong một số trường hợp, rượu lại làm tăng sinh khả dụng của một số loại thuốc, dẫn đến làm tăng nồng độ thuốc trong máu đến mức gây độc cho cơ thể. Do vậy, khi phải uống những loại thuốc dưới đây, bạn tuyệt đối không nên sử dụng rượu:
5 loại thuốc sau thường gặp, với tần suất sử dụng nhiều trong cộng đồng có thể gây nguy hiểm khi dùng cùng với rượu.
Thuốc hạ huyết áp
Những thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn beta, đối kháng calci, ức chế men chuyển khi dùng chung với rượu bia có thể làm tụt huyết áp xuống quá thấp, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu, đồng thời cũng có thể gây tăng huyết áp kèm tăng nhịp tim.
Khi uống rượu làm giãn mạch, gây thoát nhiệt ra ngoài. Sự giãn mạch này đưa đến hạ huyết áp. Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp (dù với cơ chế hạ huyết áp như thế nào) thì rượu cũng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc. Việc giảm huyết áp đột ngột rất nguy hiểm.
Rượu và thuốc dễ gây tương tác nguy hiểm.
Thuốc điều trị đái tháo đường type 2
Với những thuốc trị đái tháo đường type 2 như glibenclamid, glipizid, glimepirid, metformin... nếu sử dụng thêm rượu có thể làm tụt đường huyết đột ngột, có khả năng gây hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời vì rượu có tác dụng hạ đường huyết.
Thuốc kháng sinh
Tương tác giữa rượu và thuốc kháng sinh có thể xảy ra làm giảm hiệu quả của việc điều trị kháng sinh. Mức độ rủi ro khi dùng chung kháng sinh với rượu phụ thuộc vào từng loại kháng sinh cụ thể.
Các thuốc kháng sinh như: metronidazol, tinidazol, cephamandol, latamoxef, cefoperazon, cefmenoxim và furazolidon khi dùng chung với rượu sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa và khó thở. Vì vậy, người bệnh không được uống rượu trong thời gian uống kháng sinh.
Thuốc giảm đau paracetamol
Bản thân paracetamol (acetaminophen) có thể gây độc cho gan, được gọi là nhiễm độc gan do paracetamol. Độc tính này là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp tính.
Tổn thương gan do cách cơ thể phân hủy paracetamol. Khi một người dùng paracetamol, các men gan sẽ phân hủy phần lớn thuốc. Sau đó, cơ thể bài tiết thuốc qua nước tiểu, qua thận hoặc mật. Khoảng 5% của paracetamol sẽ chuyển hóa thành một độc tố gọi là NAPQI. Gan sản xuất một chất chống oxy hóa gọi là glutathione để loại bỏ độc tố này. Nhưng khi cơ thể nhận được nhiều hơn liều lượng paracetamol được khuyến cáo, gan sẽ bị quá tải với nhiều độc tố NAPQI hơn mức có thể phân hủy, đó là lý do tại sao quá liều paracetamol rất nguy hiểm. Và rượu cũng bao gồm các chất độc mà gan phải phân hủy, vì vậy khi kết hợp rượu với paracetamol sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
Thuốc cảm cúm và cảm lạnh
Hầu hết các loại thuốc chữa cảm cúm và cảm lạnh có chứa pseudoephdrine hay các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi khác nhau. Về bản chất, những loại thuốc này có thể khiến người uống buồn ngủ và chóng mặt. Nếu kết hợp chúng với rượu, có thể làm cho tình trạng buồn ngủ và chóng mặt trở nên trầm trọng hơn, đồng thời tăng nguy cơ dùng quá liều.
Theo SK&ĐS
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lạ miệng món giá bể Hải Phòng
13:50 | 08/05/2023 Sức khỏe - Đời sống

Bệnh viện Hữu Nghị tận tình chăm sóc sức khỏe người bệnh
13:56 | 04/05/2023 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm giúp phụ nữ nhanh mọc tóc
09:42 | 21/04/2023 Sức khỏe - Đời sống

4 việc làm buổi sáng giúp bạn có sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng
09:43 | 18/04/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những điều cần biết khi dùng kem chống nắng
13:58 | 09/03/2023 Sức khỏe - Đời sống

Người bệnh hen phế quản nên chú ý gì khi tập luyện?
14:40 | 03/03/2023 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập
08:55 | 02/03/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những ai nên tầm soát ung thư phổi?
14:49 | 28/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những thói quen thúc đẩy trao đổi chất giúp cơ thể săn chắc
14:56 | 24/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

6 Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch ngăn ngừa cảm lạnh
11:02 | 22/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát mất cân bằng giới tính trong năm 2023
14:37 | 17/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Ăn cá hay thịt tốt hơn?
15:03 | 15/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 1/4/2023
11:13 | 14/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

5 cách thiền giúp giảm căng thẳng, trẻ lâu
09:40 | 14/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Nồm ẩm khiến bệnh hen suyễn trở nặng
10:22 | 09/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm
10:30 | 07/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Cúng Rằm tháng Giêng 2023: Tất tật những điều cần biết để cầu một năm bình an, no đủ
09:17 | 03/02/2023 Sức khỏe - Đời sống

Những món ăn giúp thanh lọc cơ thể sau Tết
14:31 | 31/01/2023 Sức khỏe - Đời sống

Tập luyện trở lại sau dịp nghỉ Tết, bạn không thể bỏ qua những điều này
13:36 | 30/01/2023 Sức khỏe - Đời sống

Kỳ nghỉ Tết Quý Mão, ghi nhận hơn 400 ca khám, cấp cứu do pháo nổ
08:56 | 27/01/2023 Sức khỏe - Đời sống

Các bệnh thường gặp trong dịp Tết và các phòng ngừa
14:56 | 11/01/2023 Sức khỏe - Đời sống



Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP
11:27 Tin tức










