Yên Bái: Cách làm giàu của vợ chồng 9X
Đến xưởng sản xuất nằm ngay mặt đường ở tổ dân phố Phiêng 1, trung tâm huyện Văn Chấn, anh Bàn Tòn Khoa dẫn tôi đi tham quan dây chuyền làm ra những sản phẩm thêu hoa văn, tà áo yếm, váy, áo thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông. Các mặt hàng phong phú từ trang phục mặc hàng ngày đến trang phục dành cho các dịp lễ hội truyền thống của mọi lứa tuổi, kèm theo những phụ kiện như: đai lưng, mũ, bó chân...
Dây chuyền sản xuất trang phục dân tộc Mông của vợ chồng anh Bàn Tòn Khoa và chị Giàng Thị Mỷ.
Chỉ tay vào dàn máy dệt hoa văn đang chạy nhịp nhàng, anh Khoa chia sẻ: "Nhìn dàn máy với hoạt động có vẻ đơn giản thế thôi nhưng đều là máy móc rất đắt tiền. Tính đến thời điểm hiện tại, xưởng sản xuất của chúng tôi đã đầu từ hơn 1,6 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng sản xuất 600 - 700 sản phẩm cung ứng chủ yếu cho thị trường các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Sơn La…”.
Được biết, vợ chồng anh Khoa, chị Mỷ bắt đầu kinh doanh mặt hàng trang phục dân tộc Mông từ năm 2017, nhưng đến đầu năm 2019, anh chị mới mạnh dạn đầu tư cửa hàng, nhà xưởng. Rời xưởng sản xuất, Khoa đưa tôi đến cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm nằm cách đó không xa ở tổ dân phố Hồng Sơn, trung tâm huyện.
Tại đây, chị Mỷ đang cùng nhân viên tư vấn, hỗ trợ khách hàng, chốt đơn hàng, đóng gói và vận chuyển hàng đi tiêu thụ. Ngay từ bé, chị Mỷ đã đam mê trang phục dân tộc mình và học mẹ tự tay dệt vải, thêu thùa, may váy, áo. Vốn là người nhanh nhẹn, nhạy bén trong việc tiếp cận kinh doanh, bán hàng online, bởi vậy chị sớm nắm bắt xu thế kinh doanh qua mạng xã hội, hàng ngày chị cùng nhân viên chụp ảnh, quay video sản phẩm, quảng cáo trên Facebook, Zalo, Tik Tok…
Nhờ đó, trung bình mỗi ngày, ngoài hàng chục đơn chốt lẻ, cửa hàng còn đóng gói, vận chuyển, đổ sỉ hàng cả trong và ngoài tỉnh. Chị Giàng Thị Mỷ chia sẻ: "Chồng tôi phụ trách chính bên xưởng sản xuất còn tôi thì đảm đương ở cửa hàng này. Ngoài 8 nhân công làm việc ổn định, chúng tôi thuê thêm 5 - 6 lao động thời vụ mới đủ để đảm bảo vận hành sản xuất cả hai bên. Mặc dù là trang phục dân tộc truyền thống nhưng với xu thế hiện đại, chúng tôi cũng nỗ lực sáng tạo, đổi mới kiểu dáng, mẫu hoa văn trên từng sản phẩm để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng mà vẫn không làm mất đi nét đẹp vốn có của trang phục dân tộc Mông. Gắn trang phục dân tộc với phát triển du lịch cộng đồng, giữ gìn bản sắc là mục đích vợ chồng tôi đặt ra”. Được biết, năm 2020, sau khi trừ chi phí mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của anh chị thu về từ 50 - 60 triệu đồng/ tháng.
Trang phục của đồng bào dân tộc Mông gồm rất nhiều chi tiết, phụ kiện đi kèm, để tạo ra các sản phẩm trước đây đòi hỏi sự cần mẫn và rất lâu công mới hoàn thành, giờ không còn mất nhiều thời gian như trước nhưng để làm ra nhiều sản phẩm cùng lúc với giá thành rẻ và ổn định thì phải có sự hỗ trợ của máy móc.
Với niềm đam mê và khát khao đưa sản phẩm trang phục dân tộc của đồng bào dân tộc Mông ra thị trường cả trong và ngoài tỉnh, vợ chồng anh Khoa, chị Mỷ đã tạo ra những sản phẩm với mẫu mã đa dạng và phong phú, dần tạo được niềm tin với khách hàng. Không chỉ vậy, thành công của đôi vợ chồng trẻ còn khơi dậy tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động trong phát triển kinh tế để có cuộc sống tốt hơn của các bạn trẻ người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Bài, ảnh: Mai Linh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế
15:19 | 10/06/2025 Khởi nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu
10:09 | 03/06/2025 Khởi nghiệp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
09:26 | 15/05/2025 Khởi nghiệp

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp
Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới