Xây dựng Nông thôn mới: Kết quả 2023 và hướng mở
Sau giai đoạn 2010-2020, Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ đưa chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới bước sang giai đoạn mới (2021-2025) với mục tiêu lớn gắn trực tiếp với hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đô thị hóa nông thôn theo hướng chiều sâu, hiệu quả, bền vững; Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới… song song với đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hạ tầng kinh tế xã hội, môi trường, an ninh, gìn giữ văn hóa, thích ứng biến đổi khí hậu. Sáu chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành kèm theo và thực hiện trong xây dựng Nông thôn mới là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu trên.
Giai đoạn mới cũng bắt đầu trước những thách thức mới sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid (2020-2022) về mọi mặt của nền kinh tế xã hội cùng tác động không nhỏ của biến đổi khí hậu, hạ tầng giai đoạn trước bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp cần rà soát lại, chưa kể sự mất cân bằng trong thực hiện tại các vùng/miền…
![]() |
Nhiều khẩu hiệu áp phích nông thôn mới được tuyên truyền một cách đồng bộ. |
Xây dựng Nông thôn mới - những con số
Tính đến hết tháng 11/2023, cả nước đã có 6064/8167 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (74,25%/80% KH cả giai đoạn), trong đó 1582 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 245 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu với bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã. Ở cấp huyện, có 268 đơn vị (41,6% tổng số huyện cả nước) thuộc 58 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn huyện Nông thôn mới. Cấp tỉnh, 20 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn, trong đó 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Như vậy, tính riêng giai đoạn 2021-2023, cả nước có thêm 660 xã đạt chuẩn NTM, 1346 xã nâng cao (85%/tổng số), 226 xã kiểu mẫu (92%) cùng 95 huyện NTM (35%) và thêm 2 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Có thể thấy, tỷ lệ xã nâng cao và kiểu mẫu tập trung hầu hết trong giai đoạn này, phần nào thể hiện hiệu quả thực hiện mục tiêu giai đoạn của chương trình.
Riêng đối với OCOP, chương trình được coi là giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững vùng nông thôn, tính đến tháng 11/2023, 63/63 tỉnh, thành phố đã đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 10,881 sản phẩm đạt 3 sao trở lên (vượt kế hoạch giai đoạn) phân bố cho 5610 chủ thể. trong đó có 67,8% sản phẩm 3 sao, 31,1% sản phẩm 4 sao, 42 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao; cơ cấu chủ thể chiếm chủ yếu là các tổ chức tập thể, cá thể gồm 37,9% là HTX, 24 % là doanh nghiệp, 35,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Cũng trong năm 2023, các lớp tập huấn ToT dành cho cán bộ, tư vấn trong chương trình, cùng nhiều sự kiện do các đơn vị Trung Ương và địa phương tổ chức nhằm hỗ trợ phát triển, xúc tiến cho sản phẩm OCOP, nâng cao năng lực của hệ thống triển khai.
Ngoài ra, 5 chương trình chuyên đề còn lại cũng đánh dấu nhiều bước khởi động quan trọng, như: Nhanh chóng hoàn thiện và tổ chức các nhiệm vụ KHCN đã được phê duyệt; các mô hình thí điểm thuộc chương trình phát triển du lịch nông thôn, mô hình xã nông thôn mới thông minh,… đang vào giai đoạn chuẩn bị cần thiết; Cùng với đó là các chuyển biến về môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch, hay an ninh nông thôn cũng đang vào tiến độ triển khai.
Tại Quảng Ninh, Chương trình xây dựng NTM ở Quảng Ninh được triển khai đồng bộ ở 125/125 xã, 13 đơn vị cấp huyện. Cũng chính vì triển khai đồng loạt nên đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho tỉnh, nhất là nguồn lực thực hiện. Để tháo gỡ khó khăn, Quảng Ninh đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách riêng có để tạo hành lang pháp lý phục vụ cho chương trình đạt hiệu quả. Trong đó phải kể đến chính sách hỗ trợ nguyên vật liệu đầu tư các công trình hạ tầng; hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất; hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn...
Tỉnh cũng ban hành các tiêu chí về NTM; phê duyệt các đề án, dự án, kế hoạch cụ thể thực hiện lộ trình xây dựng NTM trên địa bàn; chính sách ưu tiên triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, Chương trình 135, Đề án 196; cơ chế, chính sách phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và giảm nghèo bền vững.
Theo ông Nguyễn Văn Vọng – Phó chánh văn phòng Nông thôn mới tỉnh, mục tiêu đến năm 2025, Quảng Ninh có 58/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 32/98 xã NTM kiểu mẫu; 5/7 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí chỉ tiêu, tập trung phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập của người dân nông thôn năm 2025 cao gấp 2 lần năm 2020.
![]() |
Mô hình trồng bưởi tại xã Phú Gia - Huyện Hương Khê - Tỉnh Hà Tĩnh |
Tương tự, tại Hà Tĩnh đạt được những con số ấn tượng, theo ông Ngô Đình Long, Phó chánh văn phòng NTM tỉnh Hà Tĩnh: Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM”, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời ban hành nghị quyết, cơ chế chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện. Đến nay, có hai tiêu chí tỉnh NTM cơ bản đạt chuẩn; các tiêu chí còn lại tổ chức triển khai đạt được một số kết quả bước đầu; các tiêu chí cấp xã, huyện đang được tập trung củng cố, nâng cao; phát triển kinh tế nông thôn có sự chuyển biến tích cực; công tác bảo vệ môi trường được tăng cường; cơ sở vật chất giáo dục, y tế, công trình nước sạch tập trung được quan tâm đầu tư nâng cấp...
Cần có sự rà soát và thay đổi
Nền kinh tế đất nước chuyển mình sau khắc phục thiệt hại do đại dịch Covid gây ra, năm 2023 được coi là năm quan trọng của xây dựng Nông thôn mới, năm giữa giai đoạn song cũng là là năm khởi đầu cho thực hiện các quyết định quan trọng trong chương trình như 263/QD-TTg, 919/QD-TTg, 922/QD-TTg… Sau quan điểm “Nông thôn mới - Diện mạo mới” của giai đoạn 2010-2020 với sự đầu tư cơ bản về hạ tầng, bước đầu góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển; giai đoạn 2021-2025, tư duy “Sức sống mới” được thể hiện rõ nét qua các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước với OCOP, du lịch nông thôn, môi trường, an toàn - an ninh, chuyển đổi số,…
Tuy nhiên, một số vấn đề cần đặt ra trong giai đoạn mới đòi hỏi cách làm mới, hướng tư duy mới của cả hệ thống triển khai Nông thôn mới. Trước hết, mục tiêu cốt lõi của chương trình về phát triển bền vững đời sống, kinh tế khu vực nông thôn được thể hiện phần nào qua những thành quả của chương trình OCOP, của KHCN, những khởi đầu của môi trường, an toàn - an ninh, an toàn thực phẩm, du lịch nông thôn…Tính thiếu bền vững tiềm ẩn ngay trong sự manh mún của sản xuất nông nghiệp, cơ cấu vùng, quy hoạch sản xuất còn nhiều hạn chế. Chu trình OCOP gắn liền với dòng đời sản phẩm chưa thể hiện hết vai trò khi đầu ra sản phẩm OCOP là thước đo cho sự phát triển của sản phẩm chưa thực sự được quan tâm. Dễ dàng nhận thấy, sản phẩm OCOP mới dừng lại ở việc cấp chứng nhận (đôi khi có phần dễ dãi), việc hỗ trợ xúc tiến còn yếu khi dừng lại ở các hội chợ, xúc tiến ngắn hạn. Đó chưa kể, tính cộng đồng, gắn văn hóa truyền thống vào gia tăng giá trị sản phẩm, hay giá trị của “nội tiêu” chưa được thể hiện. Hạ tầng giao thông nông thôn và các hạ tầng cơ bản tại các xã nông thôn mới được chứng nhận từ 2015 trở về trước bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, đòi hỏi phải được tái đầu tư, đáp ứng yêu cầu lưu thông của thị trường….
Hiện nay, đất nước đang tập trung xây dựng nông thôn mới tại các vùng khó khăn, các xã, huyện đạt chuẩn giai đoạn trước đang hướng lên nâng cao và kiểu mẫu. Đó chính là “không có điểm kết thúc” thể hiện chủ trương của Đảng/Nhà nước trong chương trình. Nông thôn ngày càng khang trang, phát triển, chênh lệch nông thôn - đô thị ngày được rút ngắn song song với áp lực về đầu tư, về triển khai đồng bộ các giải pháp giúp nông thôn “đáng sống”.
![]() |
Nông thôn ngày càng khang trang, phát triển, chênh lệch nông thôn - đô thị ngày được rút ngắn song song với áp lực về đầu tư, về triển khai đồng bộ các giải pháp giúp nông thôn “đáng sống”. |
Hạ tầng đã có, cần phải có cơ chế đầu tư hợp lý và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác giữ gìn, tái nâng cấp, chung tay xây dựng môi trường nông thôn “sáng - xanh - sạch - đẹp”, an ninh - an toàn,… Điều kiên quyết là đảm bảo nền kinh tế ổn định, phát triển tại mỗi vùng, đảm bảo hiệu quả suất đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và huy động tái đầu tư cho cộng đồng. Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, ưu tiên đầu tư cho các vùng khó là hợp lý, song cũng không thể bỏ qua những xã/huyện về cơ bản đạt và nâng cao. Nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn ổn định xuất phát từ việc quy hoạch vùng sản xuất phù hợp, từ việc phát triển sản phẩm của nông nghiệp hàng hóa hay cụ thể hơn từ chính chương trình OCOP trước khi hướng tới thu hút đầu tư, huy động các nguồn vốn lớn cho nông nghiệp phát triển….
Để làm được điều đó, cần có rà soát lại cụ thể những thành tựu đã đạt được, những thiếu sót khi triển khai tại các cấp theo phân chia cấp vùng: khó đang xây dựng Nông thôn mới, đã đạt chuẩn, đang hướng đô thị hóa,... hay chính sự thay đổi về tư duy từ chính những người nông dân, từ những cán bộ quản lý cấp cơ sở (thôn, xã) trước khi đảm bảo cho chủ trương/chính sách của Đảng/Nhà nước được thực hiện xuyên suốt, đúng và đủ.
( Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 | 04/07/2025 Nông thôn mới

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 | 03/07/2025 Nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới
14:08 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02
14:07 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 | 01/07/2025 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 | 01/07/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững
10:30 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”
09:41 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước
22:09 | 29/06/2025 Nông thôn mới

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.
17:16 | 28/06/2025 Nông thôn mới

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch
15:29 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh
10:06 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm
21:00 | 22/06/2025 Nông thôn mới

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 | 21/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:00 | 18/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới
09:39 | 18/06/2025 Nông thôn mới

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống
09:48 | 17/06/2025 Nông thôn mới

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP