Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 35°C Thừa Thiên Huế

Xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Đích đến nông thôn mới còn nhiều khó khăn

LNV - Đến nay, xã Lê Thanh đã đạt 12/19 tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới; 05/19 tiêu chí cơ bản đạt và có 02 tiêu chí chưa đạt. Xã đăng ký về đích Nông thôn mới trong năm 2020. Tuy nhiên, vẫn đang còn nhiều những bộn bề, khó khăn cần phải giải quyết để hoàn thành các tiêu chí, về đích xây dựng nông thôn mới.
Lê Thanh là một xã thuần nông, nằm ven dòng sông Đáy, phía Bắc của huyện Mỹ Đức (Hà Nội), cách trung tâm huyện khoảng 6 km. Thu nhập chính của xã là từ sản xuất nông nghiệp. Toàn xã có 3.268 hộ dân với 13.497 nhân khẩu. Xã có 4 thôn (Lê Xá, Đức Thụ, Áng Hạ, Áng Thượng) đều được công nhận làng văn hóa (đạt 100%); trên địa bàn có 02 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Thiên Chúa giáo chiếm 6,5% dân số trên địa bàn.

Lao động trong độ tuổi chiếm 60,2% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 40,1%; Lao động ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương mại chiếm 59,9%. Tổng giá trị sản xuất năm 2019 là 634 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người là 47 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,68%. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế 88,47%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 7,98%; Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% (trong đó có 84% hộ dân sử dụng nước sạch.

Đảng bộ xã có 11 Chi bộ với 378 đảng viên. Đảng bộ được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã cơ bản được ổn định, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới của địa phương.


Đảng bộ xã Lê Thanh đề ra mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.


Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, đến nay xã Lê Thanh đã đạt 12/19 tiêu chí, bao gồm: Quy hoạch, Thủy lợi, Điện, Cơ sở hạ tầng thương mại, Thông tin - truyền thông, Nhà ở dân cư, Hộ nghèo, Lao động việc làm, Giáo dục, Văn hóa, Y tế, Quốc phòng - An ninh. Tiêu chí cơ bản đạt là 05/19 tiêu chí, bao gồm: Giao thông, Môi trường - An toàn thực phẩm; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, Tổ chức sản xuất, Thu nhập. Tiêu chí chưa đạt là 02/19 tiêu chí, bao gồm: Trường học và Cơ sở vật chất văn hóa.

Đối với tiêu chí giao thông: Hiện trạng hệ thống đường giao thông, đường liên thôn của xã là 5,9 km đã được đầu tư xây dựng từ những năm 2002, xong mặt đường hẹp, một số đoạn đã xuống cấp, cần cải tạo đầu tư nâng cấp. Hiện trạng hệ thống đường giao thông ngõ xóm của xã là 7 km, cơ bản đã được nhân dân đóng góp cứng hóa bằng bê tông và vôi sỉ, xong rãnh hai bên hở, xuống cấp, cần đầu tư cải tạo, nâng cấp. Hệ thống đường giao thông khu dãn dân với tổng chiều dài 2km (hiện trạng chưa có đường, đã giao chia đất cho các hộ từ những năm 2001, cần được đầu tư xây dựng mới). Hệ thống đường giao thông trục chính nội đồng của xã là 10 km, hiện trạng chủ yếu là đường đất, cần được cải tạo và nâng cấp.

Hiện nay, xã Lê Thanh có tỷ lệ nữ trong cấp ủy và cán bộ chủ chốt của xã chưa đảm bảo. Cảnh quan khu áo cá Bác Hồ: bờ đất sạt lở, môi trường không đảm bảo làm ảnh hưởng đến khu tâm linh Đình làng Lê Xá và khu dân cư xung quanh, cần được đầu tư xây dựng. Hệ thống rãnh thoát nước của xã không đồng bộ dẫn đến việc tiêu thoát nước kém, ảnh hưởng đến môi trường trong thôn. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải chưa có. Nghĩa trang nhân dân chưa có hệ thống tiêu thoát nước, nhà tang lễ, lối vào khu vực mộ, nên đi lại khó khăn và ô nhiễm môi trường, đang rất cần được đầu tư xây dựng. Xã có HTX nông nghiệp theo quy mô toàn xã, đã thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, tuy nhiêm chưa có mô hình liên doanh liên kết gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

Xã Lê Thanh có 5 trường học (02 trường Mầm non, 02 trường Tiểu học, 01 trường THCS), cơ sở vật chuất của các trường học chưa đạt chuẩn. Hiện nay, trường Mầm non A, trường Tiểu học A đang được đầu tư xây dựng; trường THCS, Tiểu học B, Mầm non B cần được đầu tư xây dựng đạt chuẩn. Nhà văn hóa xã hiện nay đã có quy hoạch nhưng chưa được đầu tư xây dựng; Nhà văn hóa thôn Áng Thượng và thôn Áng Hạ đang được đầu tư xây dựng; Nhà văn hóa thôn Đức Thụ, thôn Lê Xá đã được đầu tư xây dựng, xong diện tích nhỏ hẹp, đã xuống cấp không sử dụng được. Cần được đầu tư xây dựng mới và đầu tư trang thiết bị, các thiết chế văn hóa.

Để xã Lê Thanh hoàn thành các tiêu chí, về đích xây dựng Nông thôn mới trong năm 2020, thiết nghĩ cần phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới người dân, để người dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng Nông thôn mới và tích cực tham gia thực hiện. Tập trung chỉ đạo, tuyên truyền vận động, huy động các nguồn lực để thực hiện việc xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn, đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa (người dân, doanh nghiệp, HTX,… đóng góp về ngày công lao động, hiến đất, vật tư, máy móc, thiết bị, kinh phí,…). Đề nghị Ban chỉ đạo Nông thôn mới huyện Mỹ Đức, Huyện ủy - UBND huyện Mỹ Đức xem xét, tạo điều kiện đầu tư kinh phí xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình để xã Lê Thanh về đích xây dựng nông thôn mới trong năm 2020 theo đúng kế hoạch.

Bài và ảnh: Văn Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thái Nguyên: 7 đơn vị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới

Thái Nguyên: 7 đơn vị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới

LNV - Trong nỗ lực không ngừng để nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận một dấu mốc quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo thông báo mới nhất từ UBND tỉnh, đến nay, Thái Nguyên đã có 7 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công, Thành phố Phổ Yên, Huyện Phú Bình, Huyện Đại Từ, Huyện Định Hóa và Huyện Phú Lương.
Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

LNV - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn (NNNT) thành một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

LNV - Chỉ sau hơn 4 tháng thi công trong điều kiện địa hình đồi núi phức tạp và thời tiết khắc nghiệt, dự án cấp điện cho làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh từ lưới điện quốc gia đã hoàn thành, đem lại niềm vui phấn khởi cho 188 hộ dân đồng bào Ba Na, Chăm ở làng Canh Tiến thay đổi cuộc sống mới.
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

LNV - Nối tiếp xã Vĩnh Quang, xã Vĩnh Hảo về đích nông thôn mới (NTM), là xã thứ 2 của huyện miền núi Vĩnh Thạnh được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2024.
Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Ân Hảo Tây là xã đặc biệt khó khăn của huyện trung du miền núi Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ân Hảo Tây vừa được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.

Tin khác

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Dự án xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân hai xã Ân Tín, Ân Mỹ, huyện Hoài Ân và các vùng lân cận nhiều năm qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2026.
Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

LNV - Sau nhiều năm với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, kết quả xây dựng NTM tại Quảng Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do một số xã phải sáp nhập với xã khó khăn hơn hoặc có ít tiêu chí đạt nên việc xây dựng NTM đã gặp không ít khó khăn.
Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

LNV - Hơn 2 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Lay Nưa, TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lay Nưa không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương với phương châm “xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc”
Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

LNV - Nằm cách Đà Nẵng hơn 45km về phía tây theo Quốc lộ 14G, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian trong lành của núi rừng vùng cao xứ Quảng. Tại đây, Nông trường chè Quyết Thắng (nay là Công ty Cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam) trải rộng như một thảo nguyên xanh ngút ngàn, mang đến một khung cảnh thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những công nhân lành nghề trồng chè, hái chè, chế biến chè – một trải nghiệm thú vị giúp hiểu hơn về quy trình tạo ra những tách trà thơm ngon.
Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 8/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, trong những năm qua, xã Phước Lộc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tiến bước về đích NTM nâng cao.
Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

LNV - Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

LNV - Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc huyện Can Lộc, (Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"

LNV - Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân
Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

LNV - Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.
6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

LNV - Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định của UBND tỉnh Bình Định, thì có 6 yếu tố cần thiết khi nhập 2 tỉnh để tạo lợi thế to lớn, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội cho cả 2 tỉnh; thúc đẩy phát triển đồng đều, tạo
Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội

LNV - Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 đến 31-5, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam".
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

LNV - Trên hành trình 30 năm xây dựng và phát triển (1995–2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định luôn kiên định với mục tiêu xây dựng tổ chức vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động Hội theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả.
Giao diện di động