Whitmore - Bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm!
Trong 3 trường hợp mắc whitmore vừa ghi nhận, có 2 trẻ em ở tỉnh Thanh Hóa điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, dù được các bác sĩ phẫu thuật và điều trị tích cực, nhưng 1 trong 2 bệnh nhi đã tử vong vào tối 11-11 do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng nặng. Trường hợp còn lại hiện đang được điều trị tích cực, theo dõi chặt chẽ.
Bệnh whitmore (tên gọi khác là bệnh melioidosis) là bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Australia và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1925 tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) thăm khám cho bệnh nhân mắc whitmore. Ảnh: Mai Thanh
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho rằng, bệnh whitmore không phải là hiếm, song không gây ra dịch và không lây truyền từ người sang người. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước trong sinh hoạt hoặc do tai nạn. Khi nhiễm bệnh dễ dẫn tới bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề. Đơn cử như vi khuẩn này gây nhiễm trùng huyết, tổn thương tại chỗ và đặc biệt là tổn thương vào phổi.
Từng điều trị cho nhiều ca bệnh whitmore, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, bệnh này có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng: Sốt, với các kiểu sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng... Chính vì vậy, whitmore khó chẩn đoán, hay bị nhầm sang viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… Những người có bệnh nền, như: Đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch... có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Theo các chuyên gia truyền nhiễm, 90% trường hợp mắc bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi; 50% người bệnh có nguy cơ biến chứng sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Tỷ lệ tử vong trung bình của whitmore là từ 40% đến 60%. Vi khuẩn gây bệnh cũng đã làm nhiều trường hợp tử vong trong những năm gần đây. Riêng năm 2020, vào đợt lũ diễn ra vào tháng 10 ở tỉnh Quảng Trị đã có tới 30 người nhiễm whitmore, trong đó có 4 người tử vong.
Chủ động phòng bệnh ở vùng mưa, lũ
Trước tình hình ghi nhận 1 ca tử vong do bệnh whitmore, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ đối với bệnh này. Riêng đối với những vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh, Cục Y tế dự phòng đề nghị thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm ca mắc; đồng thời tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Ngoài ra, các đơn vị y tế địa phương cần tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh và triển khai biện pháp phòng, chống bệnh whitmore.
Whitmore không phải bệnh lạ và bệnh mới xuất hiện trở lại, người dân không nên hoang mang. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý, whitmore tuy là bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, nhưng hiện đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị, nên bệnh có thể chữa khỏi, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mùa mưa lũ là điều kiện thuận lợi cho bệnh whitmore phát triển. Các ca bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa mưa lũ, tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, nên người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh.
Để chủ động phòng bệnh whitmore, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, nhất là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn. Thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt là tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông, nơi bị ô nhiễm. Đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn phải sử dụng đồ bảo hộ lao động. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo Thu Trang
Tin liên quan
Tin mới hơn

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP