Vĩnh Phúc: Về làng rắn nghe nghệ nhân nói chuyện giữ nghề
Nghệ nhân Vũ Mạnh Hùng giới thiệu sản phẩm được chế biến từ rắn.
Năm 1992, khi thị trường trong nước bắt đầu tiếp nhận các sản phẩm từ rắn, thị trường nước ngoài mở cửa, thu mua rắn thương phẩm với số lượng lớn, nhận thấy đây cơ hội để phát triển kinh tế gia đình, ông Vũ Mạnh Hùng bắt đầu gây dựng nghề với 20 con rắn hổ mang giống.
Với kinh nghiệm thực tế, cùng nỗ lực tìm tòi, học hỏi, những con rắn giống đầu tiên của gia đình bắt đầu sinh sản. Từ chỗ chăn nuôi rắn với quy mô nhỏ, đến nay, gia đình ông Hùng đã mở trại rắn với diện tích hàng nghìn mét vuông, đủ sức chứa lên đến 4.000 rắn. Bình quân, trong chuồng rắn của gia đình có hơn 1.500 rắn các loại như hổ mang, hổ trâu, rắn giáo…
Tâm sự về nghề, ông Hùng cho biết: "Những năm trước đây, mỗi con rắn từ khi nở ra đến khi xuất chuồng mất khoảng 3 năm, nếu chăm sóc tốt, trọng lượng mỗi con có thể đạt từ 2-3 kg. Thời điểm cao nhất, 1 kg rắn hổ mang bành thương phẩm được bán với giá hơn 1 triệu đồng, còn lại trung bình dao động từ 500-700 nghìn đồng/kg".
Các sản phẩm làm từ rắn được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc với 95% tổng sản lượng rắn tiêu thụ mỗi năm. Với thị trường tiêu thụ rộng, chất lượng sản phẩm tốt, những năm 2019 trở về trước, mỗi năm, trại rắn của gia đình ông Hùng xuất ra thị trường hàng chục nghìn trứng và hàng tạ thịt rắn, cho doanh thu khoảng 3 tỷ đồng.
Năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cũng như các hộ nuôi rắn khác trên địa bàn, gia đình ông Hùng gặp nhiều khó khăn khi không có đầu ra cho sản phẩm. Nguyên nhân do thị trường Trung Quốc đóng biên, cấm mọi hoạt động nhập khẩu sản phẩm động vật có nguồn gốc hoang dã, mặt khác, thị trường trong nước cũng tiêu thụ rất ít thịt rắn do nhà hàng vắng khách, dẫn đến giá rắn thương phẩm rớt giá, lại không có đầu ra.
Trong khi đó, chi phí để nuôi rắn rất cao, mỗi con rắn tiêu thụ khoảng 0,5 kg thức ăn/tháng. Với số lượng đàn rắn 2.000 con, mỗi tháng, ông Hùng phải bỏ ra gần 40 triệu đồng tiền thức ăn cho rắn. Ngoài ra, chi phí nuôi rắn còn bao gồm các khoản phát sinh khác như thuốc men cho rắn, điện sưởi ấm chuồng nuôi… tiêu tốn thêm hàng chục triệu đồng/tháng.
Do nguồn thu từ rắn bấp bênh, hiện chưa có "chìa khoá" để giải quyết những khó khăn trước mắt, song, là một nghệ nhân lâu năm, ông Vũ Mạnh Hùng vẫn kiên trì, gắn bó với nghề nuôi rắn. Để giảm chi phí nuôi rắn, ông Hùng đã thực hiện một số giải pháp như cắt giảm số lượng thức ăn cho rắn theo tuần, tập trung sản xuất những sản phẩm được chế biến từ rắn, mở cửa hàng bán sản phẩm tại thị trường nội địa…
Với gần 30 năm gắn bó với nghề nuôi rắn, năm 2014, ông Vũ Mạnh Hùng được BCH T.Ư Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam”; năm 2017, được UBND tỉnh phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nuôi và chế biến rắn”.
Ngoài ra, Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại rắn Vĩnh Sơn do ông Hùng làm Giám đốc còn nhận được nhiều Giấy khen, Giấy chứng nhận của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.
Bằng kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt được từ nghề nuôi rắn, mặc dù hiện nay, đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, song ông Hùng luôn tin tưởng, nuôi rắn vẫn là nghề cho thu nhập ổn định. Ông mong muốn trong tương lai, làng nghề sẽ tiếp tục được giữ gìn, phát triển, tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.
Bài, ảnh: Thảo My
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân