Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
Tại một ngôi trường đặc biệt dành cho trẻ em không may mắn bị khiếm khuyết, không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập sự tươi vui và sáng tạo. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, đôi tay bé nhỏ của các em học sinh vẫn miệt mài, tỉ mỉ từng nét vẽ trên trang giấy. Những bức tranh hồn nhiên ấy, đã được nhà trường cẩn thận chụp lại, khéo léo đưa vào thiết kế bao lì xì. Mỗi sản phẩm mang theo câu chuyện về sự cố gắng và những ước mơ trong sáng lan tỏa khắp mùa xuân của các em học sinh.
Bao lì xì được thiết kế từ tranh vẽ của học sinh Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội. |
Dù không thể nói, không thể nghe như những bạn đồng trang lứa, thậm chí có em phải đối mặt với hội chứng tự kỷ nhưng bằng nghị lực phi thường, các em đã “tô màu cho cuộc sống” biến bao lì xì trở nên sinh động và đầy màu sắc với chủ đề đa dạng như: Trò chơi dân gian, Tết đoàn viên, đề tài du xuân, các địa danh nổi tiếng của Hà Nội…
Tranh vẽ chủ đề “Tết Đoàn viên” trước khi in trên bao lì xì |
Cô Mạc Chung Thủy - Hiệu trưởng Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội, chia sẻ: “Việc hướng dẫn các em học sinh vẽ để thiết kế in trên bao lì xì là hoạt động được nhà trường triển khai từ nhiều năm nay. Chúng tôi muốn các em hiểu rằng, dù trong bất kỳ khó khăn nào, các em vẫn có thể tạo ra những điều đẹp đẽ và ý nghĩa. Tôi hy vọng, sản phẩm này sẽ mang đến niềm vui, tình yêu thương và gắn kết cộng đồng, để các em cảm nhận được sự nỗ lực của mình luôn được mọi người trân trọng và yêu quý”.
Tranh “Trò chơi Ô ăn quan” trước và sau khi được in trên bao lì xì |
Tại phòng học nghề mang tên Bồ Công Anh, các em học sinh vẫn miệt mài, say sưa bên tác phẩm của mình. Từng nét bút chì chuyển động mềm mại, uyển chuyển, các em đã tạo ra những nét phác thảo cơ bản đầu tiên, sau đó đến các họa tiết và chi tiết phụ. Có lẽ, công đoạn đòi hỏi sự kỳ công và sáng tạo chính là bước pha màu và tô màu. Các em phải phải pha màu sao cho hài hòa, tươi sáng. Mỗi ngày cố gắng nỗ lực hơn, dưới sự hướng dẫn của thầy cô, các em đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.
Các em học sinh say sưa vẽ tác phẩm của mình |
Vẽ không chỉ là một môn học để phát triển tư duy của các em, mà thông qua hoạt động này các em hiểu rõ hơn về văn hóa của Việt Nam. Em Ngô Minh Đức, tác giả của bức tranh “Trò chơi dân gian kéo co” chia sẻ qua ngôn ngữ ký hiệu: “Em cảm thấy rất vui khi được vẽ những hình ảnh về Tết trên bao lì xì. Kéo co là một trò chơi dân gian mang bản sắc văn hóa của người Việt Nam ta, thường được tổ chức vào các dịp lễ hội đầu xuân. Thông qua bức tranh này, em mong rằng tất cả mọi người sẽ luôn khỏe mạnh, vui vẻ, bình an, hạnh phúc và sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau”.
Bức tranh “Trò chơi dân gian kéo co” của em Ngô Minh Đức in trên bao lì xì. |
Những chiếc bao lì xì của các em học sinh Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội hiện đang được quảng bá rộng rãi tại các hội chợ xúc tiến thương mại để lan tỏa nhiều thông điệp ý nghĩa.
Không ai có quyền chọn nơi mình sinh ra, cũng không thể quyết định hình hài mình sẽ có. Nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách đối mặt với thử thách, vượt qua khó khăn và biến chúng thành động lực để tạo ra những điều tốt đẹp nhất. Em Đỗ Lê Hiên – Học sinh Lớp kỹ năng sống chia sẻ qua ngôn ngữ ký hiệu: “Nhân dịp Tết Nguyên Đán, em xin chúc mọi người năm mới khỏe mạnh, bình an, may mắn và hạnh phúc. Chúc các bạn luôn mạnh mẽ, trưởng thành, luôn giữ vững niềm tin để hướng về một tương lai tươi đẹp”.
Tranh vẽ chủ đề “Trò chơi dân gian” – Chủ đề chính trên bao lì xì Xuân Ất Tỵ 2025 |
Mẫu bao lì xì với chủ đề “Trò chơi dân gian” |
Với những trái tim bé nhỏ nhưng tràn đầy ước mơ và tình yêu thương, dù các em đang sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đang trải qua những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất ra sao. Nhưng, chúng ta có thể tin rằng, bằng chính nghị lực phi thường của mình, các em sẽ tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. Các em sẽ mang tình yêu thương trong trái tim mình lan tỏa ra cộng đồng, để một Việt Nam luôn đoàn kết, bình đẳng và giàu mạnh./.
Tin liên quan
Tin khác
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 | 29/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội