Vĩnh Long: Làng nghề gốm đỏ trong phát triển kinh tế - xã hội
Năm 1997 đánh dấu thời điểm quan trọng cho sự phát triển của nghề gốm đỏ Vĩnh Long. Lần đầu tiên 3 doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ nghiên cứu sản xuất gốm bằng lò nung gạch kiểu tròn truyền thống. Chất đốt cũng là trấu nên việc sản xuất gốm có hiệu quả và tiết kiệm hơn. Tỷ lệ hao hụt khi nung từ chỗ trên 50%, giảm chỉ còn 10 – 20%. Từ đây mở ra một cơ hội mới cho ngành gốm đỏ Vĩnh Long phát triển mạnh hơn về số lượng và chất lượng, vươn ra thị trường thế giới.
Sản phẩm làng nghề gốm đỏ Vĩnh Long
Đó là tiền đề quan trọng để nghề gốm đỏ Vĩnh Long phát triển nhanh chóng sau đó. Đến năm 2002, tỉnh Vĩnh Long có hơn 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất gốm, cao điểm có đến 120 doanh nghiệp với qui mô sản xuất lớn nhỏ khác nhau. Nhiều doanh nghiệp lớn có đến 70, 80 lò nung. Sản xuất gốm đỏ đã góp phần lớn trong việc giải quyết lao động và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương. Các doanh nghiệp đã làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên đất sét Vĩnh Long.
Để tạo ra sản phẩm gốm chất lượng thì đất giữ vài thiết yếu, nhiệt độ giữ vai trò thứ yếu. Nguyên liệu đất được nhào trộn nhiều lần qua máy và được thêm chất phụ gia sẽ cho ra đời những “cây đất” tùy theo kích thước sản phẩm mà sử dụng nhiều hay ít số lượng “cây đất”.
Khi sản phẩm chưa qua nhiệt độ đã định hình nghệ nhân sẽ cho lên bàn xoay để chỉnh sửa lại những chi tiết nhỏ nhất. Sau đó sẽ được đưa vào lò nung, nghệ nhân đóng cửa lò và đốt trấu với nhiệt độ nhỏ để sản phẩm ở bên trong khô dần rồi mới tăng nhiệt độ lò nung đến 950 hoặc 1000C.
Khoảng 3 đến 4 ngày thì nghệ nhân sẽ mở cửa lò và thu sản phẩm... Hiện tại nhiều cơ sở làm gốm vẫn dùng nhiên liệu nung là trấu một đặc trưng chỉ có ở vùng lúa nước. Dùng trấu để nung nên việc sản xuất gốm tiết kiệm hơn rất nhiều. Tỷ lệ hao hụt khi nung từ chỗ trên 50%, giảm chỉ còn 10–20%. Từ đây mở ra một cơ hội mới cho ngành gốm đỏ Vĩnh Long phát triển mạnh về chất và về lượng.
Gốm đất đỏ Vĩnh Long mang tính đặc thù một phần ở những kiểu dán kết hợp với sự tài hoa của nghệ nhân. Mỗi một sản phẩm làm ra được nghệ nhân gọi tên rất đặc biệt như: “cà na”, “chỉ”, “tròn lá”, “bình túi”, “cup”, “ly chỉ bụng...”
Nghề sản xuất gốm đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động có thu nhập ổn định và là chiếc nôi đào tạo nên những người thợ có tay nghề cao, tâm huyết với nghề. Sản phẩm của làng nghề đã có mặt tại các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản… sản lượng ngày càng tăng. Bằng việc tìm thị trường, khai thác và tổ chức lại sản xuất theo hướng công nghiệp, đa dạng các mặt hàng, nhất là chất lượng và mẫu mã là điều kiện quyết định để gốm sứ Vĩnh Long ngày càng được vươn xa…
Theo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long: Gốm đất đỏ Vĩnh Long mang tính đặc thù một phần ở những kiểu dáng, thể hiện được nét tài hoa của người thợ thủ công vựa lúa phía Nam, đặc thù chính ở chỗ những sản phẩm gốm đất nung không men có màu đỏ hồng, xen lẫn các mảng loang trắng bạc, tạo nên sự hấp dẫn độc đáo đối với khách hàng từ nhiều nước châu Âu, châu Mỹ…
Ninh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tổ chức gặp mặt hội đồng hương Gia Lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
11:10 Tin tức

Hà Nam: Các hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn
08:30 Tin tức

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 Văn hóa - Xã hội

Long An: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạnh Hóa
08:29 Tin tức

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:28 Văn hóa - Xã hội









