Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh: Chất thép của người lính lại càng cứng rắn hơn trước đại dịch Covid-19

LNV - Ông Hồ Huy - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh là người con của miền đất xứ Thanh - đó là mảnh đất thiêng liêng, anh hùng, quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Ông từng tốt nghiệp cử nhân Luật ở Việt Nam. Sau đó, từ năm 1976 - 1980, ông là lưu học sinh tại Liên bang Nga; 4 năm xa quê, đến năm 1980 ông trở về nước và đã có 1 năm làm việc tại Bộ Xây dựng; từ năm 1981 đến 1985, ông Hồ Huy trở thành quản lý lao động tại Tiệp Khắc; từ 1985 đến 1993, ông công tác tại Saigon Tourist. Ít ai biết rằng ông Hồ Huy từng là một người lính tại chiến trường Quảng Trị.

Ông bồi hồi nhớ lại: “Hình như tôi có “duyên nợ” với cái nghề “võ biền” này thì phải. Ngay từ bé tôi đã thích ôtô. Khi rời quân ngũ tôi đi học ngành cơ khí. Sau đó lại làm việc trong những xí nghiệp, công ty liên quan đến xe cộ. Ngay cả khi sang Tiệp Khắc (cũ) làm đội trưởng quản lý lao động, tôi cũng làm ở nhà máy đại tu ôtô máy kéo.

Cũng chính từ thời gian ở Tiệp Khắc, tôi nhận thấy họ có hệ thống taxi phục vụ du khách rất thuận tiện và hiệu quả, vậy tại sao mình không làm được? Tôi ấp ủ ý định này rất lâu rồi quyết tâm đột phá thực hiện mong muốn của mình dù phải đi vay mượn bạn bè.”

Và đến năm 1993, sau gần 20 năm trải nghiệm các công việc khác nhau, ông Hồ Huy đánh dấu bước ngoặt sự nghiệp của mình bằng việc thành lập Công ty TNHH Vận tải hành khách và du lịch Mai Linh, tiền thân của Mai Linh Group. Khi mới thành lập, Mai Linh hoạt động với 2 chiếc xe, 25 nhân viên và số vốn ít ỏi 300 triệu đồng.

Công ty khởi đầu khá gian nan, do thời kỳ đầu kinh tế thị trường, quy định nhà nước chưa thông thoáng, quan niệm kỳ thị thương buôn vẫn tồn tại; thu nhập của nhân dân thấp nên người dân chưa hề có khái niệm xa xỉ như “đi taxi”; du lịch chưa phát triển…

Dưới sự lãnh đạo tài tình của ông thì đến nay Mai Linh đã phát triển thành tập đoàn vận tải có giá trị thương hiệu lớn mạnh với mạng lưới chi nhánh, đơn vị trên 54 tỉnh thành cả nước, vốn điều lệ 1063 tỷ đồng, gần 15 000 phương tiện và 30 000 cán bộ nhân viên. Tập đoàn vẫn theo định hướng phát triển là có mặt ở khắp mọi nơi trong nước và vươn ra toàn thế giới.

Cán bộ nhân viên Tập đoàn Mai Linh vững mạnh.

Tập đoàn Mai Linh lọt top 10 nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2018.


Không chỉ là một doanh nhân, ông Hồ Huy còn là một nhà thiện nguyện, nhà hảo tâm, giúp đỡ người nghèo. Ông đã tổ chức các chương trình đền ơn đáp nghĩa như: đưa 500 cựu chiến binh “Thăm lại chiến trường xưa” nhân dịp kỉ niệm 50 năm giải phóng Điện Biên; “Vang mãi khúc quân hành” đưa 1.000 cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang hành trình xuyên Việt, hội tụ về TP Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm thống nhất đất nước, ủng hộ miền Trung khi bị thiên tai, xây dựng nhà tình nghĩa, tặng học bổng cho sinh viên nghèo, hơn 10.000 chuyến xe từ thiện trong mùa Covid-19…

Chương trình phát cháo thiện nguyện của CBNV Mai Linh Hội An


Ông chia sẻ về mơ ước có hàng trăm trạm dừng chân trên tuyến đường từ Bắc tới Nam: “ Trạm dừng chân ở vùng quê nào cũng rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt cho người tham gia giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông, để khách hàng có đủ điều kiện sinh hoạt trong quá trình di chuyển trên tuyến đường dài. Vấn đề này ở Nhật Bản - nơi tôi đã đi thăm thì Nhà nước đầu tư nhưng cho các doanh nghiệp thuê lại từng gói dịch vụ để hoạt động chứ doanh nghiệp mà đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng cho các trạm dừng chân thì thu hồi vốn rất là khó, mà như vậy cũng không đúng với tiêu chí là sinh hoạt xã hội, cái đó là bảo vệ quyền lợi của người tham gia giao thông.

Như ở Nhật khi trời bão, lụt hay động đất thì người dân ra đó để trú ẩn vì khu đó có đủ điều kiện để cộng đồng sinh hoạt. Nên ở Việt Nam tôi cũng mong ngày nào đó Chính phủ ta đầu tư được hàng trăm trạm dừng chân dọc đường để bà con miền Trung, đặc biệt là khi bão lụt có thể vào đó trú ngụ khi mưa bão, hay khi bị lũ cuốn trôi nhà cửa thì trạm dừng chân là nơi sinh hoạt cộng đồng.

Trạm nghỉ chân trên đèo Jukkoku, Nhật Bản.




Và mong ước của tôi sau này nếu Mai Linh có đủ điều kiện về tiền bạc thì tôi vẫn sẽ đầu tư các trạm dừng chân để đóng góp cho sự phát triển cộng đồng xã hội trong hoạt động vận tải và điều đó là văn minh xã hội. Tôi tin là ngày nào đó Dự luật về vận tải có những chuẩn mực là Nhà nước đầu tư vào trạm dừng chân rồi cho doanh nghiệp thuê lại cho cộng đồng sử dụng. Đây chắc chắn là điều rất tốt cho đất nước chúng ta.

Bên cạnh đó tôi thấy lãi suất ngân hàng hiện nay mặc dù thấp hơn trước nhưng chưa phù hợp, Nhà nước cần cho lãi suất thấp hơn đặc biệt là đối với ngành vận tải, an sinh xã hội. Ví dụ như ở nước ngoài lãi suất vay tiền USD chỉ 3% - 4%/năm thì lãi suất lý tưởng như thế doanh nghiệp nào cũng có thể tồn tại và phát triển được, lãi suất đó mới là kích cầu cho hoạt động kinh doanh, nâng đỡ các doanh nghiệp phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần cho xã hội phát triển.”

Hiện nay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không tránh khỏi những thiệt hại về kinh tế thì ông Hồ Huy với kinh nghiệm 30 năm chèo lái tập đoàn Mai Linh muốn gửi tới các anh, các chị, các bạn đang làm doanh nghiệp cùng ngành nghề hay khác ngành nghề là: “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào khi gặp khủng hoảng chúng ta phải bình tĩnh để giải quyết từng vấn đề, đặc biệt là vấn đề con người và vấn đề lòng tin cho cán bộ công nhân viên. Chúng tôi đưa ra rất nhiều chương trình đào tạo trong những năm vừa rồi.

Như chương trình Vượt lửa để thành công. Lúc đó chúng ta giống như người đang đi trên lửa vậy, cảm giác đặt chân lên than đang cháy giống như người cảm giác mỗi đợt khủng hoảng mà doanh nghiệp phải gánh chịu, khủng hoảng về truyền thông, báo chí, trên mạng thì ném đá, ngoài đời thì hỏi han và thậm chí phải xử lý tranh chấp quyền lợi ở tòa với người lao động, với người cho vay thì người lãnh đạo phải khẳng định giữ được bản chất tốt đẹp của mình đấy là tính trung thực, lòng dũng cảm, không bao giờ chịu thất bại thì mới giải quyết được vấn đề đó, nên đặt quyền lợi doanh nghiệp lên hàng đầu và mình luôn là người minh bạch, liêm chính, thẳng thắn, dám làm dám chịu, tất cả mọi chuyện trong công ty như thế nào thì người lãnh đạo vẫn là người chịu trách nhiệm thì chúng ta mới thành công.

Những điều tôi muốn nhắn nhủ với các anh, các chị, các bạn - những người làm doanh nghiệp như tôi hay là với cộng đồng xã hội là: Hãy chia sẻ cùng chúng tôi, hãy cùng chúng tôi bảo vệ công ăn việc làm của những người lao động. Hãy cùng chúng tôi đưa doanh nghiệp thoát ra khỏi khó khăn, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước, từ ngân hàng cho đến chính quyền cho đến Chính phủ và những cơ quan chức năng khác hãy hỗ trợ doanh nghiệp, hãy cứu doanh nghiệp như là cứu lấy con người vậy. Khi doanh nghiệp khó khăn thì như con người ta bị chết đuối, mình thấy mình không cứu thì mình là người có tội.

Hãy cùng nhau chung tay vì một xã hội tốt đẹp và hạnh phúc hơn”.

Cảm ơn những chia sẻ ý nghĩa của ông Hồ Huy. Chúc ông sức khỏe để tiếp tục ước mơ đời mình song hành với sự phát triển của xã hội.

Bài và ảnh: Hoàng Hoàn


Tin liên quan

Tin mới hơn

Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

LNV - Từ những lợi thế ở mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Năm (xã Thụy An, Sơn Tây, Hà Nội) đã trồng thành công nhiều loại hoa, mang lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình.
Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

LNV - Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, đặc biệt là cây cam Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025”.
Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.

Tin khác

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

LNV - Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận - đó là kết luận nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong Phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024.
Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".
Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.
Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

LNV - Phát triển kinh tế tuần hoàn được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Xã Tân Thành (Vụ Bản) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn với sự liên kết giữa các hộ trồng hoa, rau màu và chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

LNV - Trải qua gần 28 năm xây dựng và trưởng thành (1996 - 2024), Xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiềm năng, phát triển bền vững, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại chỗ, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

LNV - Những ngày này, ở Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), người nông dân đang bận rộn đi tuốt lá, chăm sóc, nuôi dưỡng nụ hoa cho cây đào phai, hứa hẹn một mùa hoa tươi thắm đón Tết Nguyên Đán 2024.
Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

LNV - Để phục vụ nguồn hàng cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, triển khai chương trình bình ổn thị trường mà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.
Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

LNV - Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch bình ổn giá thị trường, nhằm hạn chế tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

LNV - Khép lại năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

LNV - Ngày 6/1/2024 UBND thành phố Hải Phòng Phối hợp với công ty cổ phần Vinhomes - thuộc Tập đoàn Vingroup, tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, địa chỉ tại phường Tràng Cát quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

LNV – Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã ký Quyết định số 1671/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

LNV - Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới , diện mạo Tây Ninh đang ngày càng đổi mới, đi vào chiều sâu. Tỉnh xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng -  Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng - Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

LNV - Chiều dài lịch sử của đất nước và thành phố Hải Phòng đó là lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước; Hai nhiệm vụ dựng nước đi đôi với giữ nước, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, xây dựng đi đôi với bảo vệ gắn bó chặt chẽ, quan hệ máu thịt, không tách rời tạo thành dòng chảy lịch sử oai hùng của đất nước và thành phố. Đặt trong tiến trình lịch sử ấy, thì nhiệm vụ của khoa học lịch sử quân sự là hết sức to lớn, nặng nề và có thể khẳng định rằng, đó là một nửa của khoa học lịch sử đất nước, thành phố.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
Từ đam mê thành thương hiệu  “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

Từ đam mê thành thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

LNV - Một lần được vợ rủ đi uống cà phê muối ở quê, chàng trai trẻ 9X Nguyễn Tấn Thành đã khởi nghiệp thành công với thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”. Hiện “MUỐI 92 CÀ PHÊ” đã có mặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh và hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước với hơn 300 chi nhánh cùng với sự phục vụ của gần nghìn nhân viên.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động