Tỷ phú tăm tre và tấm lòng vì cộng đồng
Tinh mơ mỗi ngày, việc đầu tiên và đã trở thành nếp từ hơn 10 năm qua của Nguyễn Bách Trường là kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật liệu… sao cho bảo đảm an toàn trước khi công nhân vào ca sản xuất. Công ty TNHH Hàng Việt tổng hợp do anh làm giám đốc, trụ sở tại thôn 9, xã Cát Quế, có tổng vốn đầu tư gần 4 tỷ đồng, một con số đáng nể đối với doanh nhân trẻ. Để có được cơ ngơi này, anh đã phải nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn. “Năm 2008, tôi xung phong tham gia nghĩa vụ quân sự, đóng quân ở tỉnh Thái Nguyên. Khi trở về địa phương, việc đầu tiên tôi nghĩ phải làm ngay là xóa nghèo, làm giàu...”, anh Trường nhớ lại.
Nghĩ là làm, ngay sau khi lập gia đình, Trường đề đạt ý nguyện mở xưởng sản xuất tăm tre với bố mẹ. Do gia đình khó khăn, vốn ban đầu bố mẹ hỗ trợ chỉ 5 triệu đồng, đủ để anh mua nguyên, vật liệu. Dồn vốn liếng tích cóp được, anh bắt tay vào khởi nghiệp. Hai năm đầu, anh gặp nhiều khó khăn, từ thử nghiệm các biện pháp để có tăm an toàn, không dùng hóa chất chống mốc, đến chào hàng tới từng điểm bán nhỏ lẻ. Vừa làm, vừa chắt chiu, anh dần mở rộng mặt bằng sản xuất, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Anh Nguyễn Bách Trường hướng dẫn công nhân quy trình sản xuất tăm tre. Ảnh: Trung Nguyên
"Tôi làm việc tại công ty hơn 1 năm, mức lương 5-6 triệu đồng/tháng. Vợ chồng anh Trường luôn chu đáo, chỉ bảo tận tình cho công nhân và ân cần thăm hỏi, động viên khi có người ốm đau", chị Phạm Thị Phương, ở thôn 8 (xã Cát Quế) chia sẻ.
Cùng với nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương anh Trường đăng ký thành lập công ty. “Tháng 3-2012 là thời điểm quan trọng trong cuộc đời tôi, bởi tôi được cầm trong tay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đến tháng 11-2013, tôi tiếp tục đăng ký thành công bản quyền bảo hộ sản phẩm “Tăm Trường Thịnh”, Trường hào hứng kể.
Hiện, công ty của Trường hoạt động ổn định. Ngoài tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh… sản phẩm "Tăm Trường Thịnh" còn được khách hàng tìm đến mua với số lượng lớn, “xách tay” ra nước ngoài để bán, tặng. Công ty cũng tạo việc làm ổn định cho 40 lao động chính và hơn 60 lao động thời vụ với thu nhập 3,5-6 triệu đồng/người/tháng…
Sẻ chia khó khăn với cộng đồng
Cùng với phát triển kinh tế, anh Trường tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Bí thư Đoàn Thanh niên xã Cát Quế Đoàn Hữu Hòa cho biết, từ khi thành lập đến nay, hằng năm, Chi đoàn Công ty TNHH Hàng Việt tổng hợp phối hợp với Đoàn Thanh niên xã tham gia hỗ trợ những trường hợp khó khăn, ủng hộ Quỹ Khuyến học xã, chuẩn bị chu đáo những suất quà tặng người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, học sinh nghèo vượt khó học giỏi nhân dịp Tết Nguyên đán, Trung thu, đầu năm học… tổng trị giá hàng chục triệu đồng.
"Đặc biệt năm 2017, hưởng ứng chương trình ủng hộ đồng bào bị lũ lụt tại huyện Mỹ Đức và các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai do Huyện đoàn Hoài Đức và Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phát động, công ty của anh Trường đã ủng hộ nhiều nhu yếu phẩm trị giá hơn 50 triệu đồng; tài trợ 900 suất quà trị giá 90 triệu đồng phục vụ Đại hội Hội Chữ thập đỏ thành phố…", anh Đoàn Hữu Hòa nói.
Sự chia sẻ với cộng đồng của anh Trường đã góp phần giúp nhiều gia đình khó khăn dần ổn định cuộc sống. Bà Phạm Thị Xuân, 60 tuổi, ở thôn 9 (xã Cát Quế) xúc động nói: “Trước kia, gia đình tôi chăn nuôi lợn nhưng bị thua lỗ do dịch bệnh, kinh tế kiệt quệ. Vì hoàn cảnh, tôi mạnh dạn xin vào làm việc tại công ty và cuộc sống đã dần ổn định”.
Với những hoạt động tích cực, Nguyễn Bách Trường được tín nhiệm bầu vào Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2019-2024. Trước đó, năm 2018, Nguyễn Bách Trường vinh dự được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”. "Anh Trường là một đoàn viên thanh niên ưu tú, không chỉ làm kinh tế giỏi, mà còn nhiệt tình, luôn đồng hành cùng Huyện đoàn trong thực hiện những hoạt động an sinh xã hội. Ngoài ra, Công ty của anh còn giúp nhiều thanh niên thuộc diện hộ nghèo có việc làm, thu nhập ổn định. Anh xứng đáng là tấm gương sáng để các đoàn viên thanh niên khác học tập", Bí thư Huyện đoàn Hoài Đức Đỗ Đức Bảo khẳng định.
Anh Trường cho biết sẽ tiếp tục phấn đấu để sản phẩm tăm Trường Thịnh vươn ra thị trường nước ngoài. Anh bày tỏ: “Tôi muốn làm giàu cho bản thân, gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động từ sản phẩm nhỏ bé này”. Nhìn ánh mắt đầy quyết tâm, chúng tôi tin rằng anh sẽ tiếp tục thành công từ dự định đáng trân trọng ấy.
Theo HNM
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế
15:19 | 10/06/2025 Khởi nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu
10:09 | 03/06/2025 Khởi nghiệp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
09:26 | 15/05/2025 Khởi nghiệp

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp
Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề