Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững
Thoát nghèo nhờ học nghề
Được sự giới thiệu của bà Phạm Thị Hồng Thu – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hưng, chúng tôi đến thăm gia đình bà Trần Thị Lăng (48 tuổi) ở thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Hưng là gia đình thuộc diện hộ nghèo vừa thoát nghèo cuối năm 2023.
![]() |
Bà Trần Thị Lăng (48 tuổi) ở thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước thoát nghèo nhờ nghề tráng bánh tráng |
Trong căn nhà nhỏ bé nằm lẩn khuất trên mặt đường ĐT.636, bà Trần Thị Lăng vừa thoăn thoát tráng bánh, vừa đưa bánh tráng phơi lên vĩ tre một cách nhanh nhẹn, thuần thục, lâu lâu lại chấm những giọt mồ hôi đọng trên trán bởi cái nóng của lò tráng bánh giữa tiết trời oi nồng và kể cho tôi nghe về cuộc sống cơ cực của gia đình bà trước khi thoát nghèo.
Bà Trần Thị Lăng chia sẻ: Trước khi thoát nghèo, gia đình tôi cơ cực lắm, bản thân và chồng thường xuyên đau ốm, con cái nheo nhóc, học hành không đến nơi đến chốn, chúng nghỉ học sớm để lao động kiếm tiền nuôi thân. Thấy gia cảnh tôi nghèo khó, hội chị em phụ nữ tìm đến giúp đỡ, tạo điều kiện cho gia đình vay vốn mua nồi tráng bánh điện và vĩ phơi bánh tráng nên tôi mới có nghề tráng bánh tráng như hiện nay.
Bà Trần Thị Lăng tiếp lời: Nhờ “Tổ hội nghề nghiệp tráng bánh tráng” mà gia đình tôi thoát nghèo năm 2023, cuộc sống đỡ cơ cực hơn bởi có thu nhập từ làm bánh tráng. Nếu thời tiết nắng đẹp, tôi có thể kiếm được hơn 100 ngàn đồng mỗi ngày, ngày nào thời tiết âm u, bánh tráng không phơi khô được thì thu nhập bị giảm đi. Vợ chồng tôi có 3 đứa con đều lập gia đình riêng, nhưng vì cuộc sống khó khăn, thu nhập không ổn định, thế là bao nhiêu gánh nặng mưu sinh của gia đình tôi đều dựa vào nghề tráng bánh.
![]() |
Nguyễn Thị Hoa (60 tuổi) ở thôn An Cửu, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước thoát nghèo nhờ nghề đan mây |
Cùng hoàn cảnh với gia đình bà Trần Thị Lăng, bà Nguyễn Thị Hoa (60 tuổi) ở thôn An Cửu, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước được thoát nghèo cuối năm 2023. Bà Nguyễn Thị Hoa là trường hợp hộ nghèo neo đơn, bà sống một mình sau khi chồng và con trai mất. Nhờ sự giúp đỡ của Hội LHPN xã Phước Hưng, bà Nguyễn Thị Hoa được hỗ trợ bình hơi, súng bắn đinh để bà làm nghề đan mây, có thu nhập ổn định nuôi sống bản thân.
Chăm chú ngồi đan chiếc ghế mây, bà Nguyễn Thị Hoa tâm sự: Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo rất nhiều năm vì bản thân cùng chồng và con đều bệnh tật không thể lao động kiếm sống. Gia đình tôi cứ sống vật vờ nhờ vào tiền trợ cấp hộ nghèo, buôn bán linh tinh và sự giúp đỡ bà con họ hàng. Sau khi chồng và con mất do bệnh tật, tôi sống một mình với nỗi đau bệnh tật, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Hội LHPN xã Phước Hưng hỗ trợ dụng cụ, hướng dẫn dạy nghề mà tôi có nghề đan mây nuôi sống bản thân và chữa bệnh. Với nguồn thu nhập ít ỏi hơn 3 triệu đồng mỗi tháng, phần nào giúp tôi có động lực sống, vươn lên thoát nghèo cùng với chị em phụ nữ đồng cảnh ngộ trong xã.
Dạy nghề để giảm nghèo bền vững
Xã Phước Hưng hiện có 3.786 hộ với gần 13.000 nhân khẩu, cuối năm 2023, xã Phước Hưng có 75 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,98%, giảm 4,22% so với năm 2021; tổng số hộ cận nghèo có 41 hộ, 125 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,08%, tỷ lệ nghèo đa chiều 3,06%. Năm 2024, Phước Hưng phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,78%.
![]() |
Huyện Tuy Phước tuyên truyền công tác giảm nghèo bền vững |
Bà Phạm Thị Hồng Thu – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hưng chia sẻ: Phước Hưng phấn đấu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo bằng cách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tạo sinh kế cho hộ nghèo thông qua các mô hình như: mô hình trồng hoa mai, hoa cúc, “tổ hội nghề nghiệp tráng bánh tráng”, mô hình nuôi gà lấy trứng, chăn nuôi heo, bò, trồng trọt, “tổ hội phụ nữ làm chổi đót”, mô hình đan mây, mô hình trồng nấm rơm, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đưa xã Phước Hưng về đích nông thôn mới nâng cao, tiến tới nông thôn mới kiểu mẫu.
Huyện Tuy Phước xác định Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là một chính sách lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước; là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bởi vậy, không chỉ xã Phước Hưng mà 12 xã, thị trấn còn lại trên địa bàn huyện Tuy Phước đều triển khai đồng hộ và thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
![]() |
Tuy Phước đào tạo nghề cho lao động nông thôn để giảm nghèo bền vững |
Cuối năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2022-2025, huyện Tuy Phước giảm còn 3,93%, giảm 2,01% so cùng kỳ, vượt 0,29% so kế hoạch năm (1,72%). Năm 2024, Tuy Phước đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều 2,0%, (trong đó, hộ nghèo còn 295 hộ, giảm 1,82%; hộ cận nghèo còn 767 hộ, giảm 0,18%). Duy trì không còn người có công thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Chia sẻ về công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững của địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước Nguyễn Hùng Tân cho biết: Năm 2023, UBND huyện Tuy Phước thực hiện mở 17 lớp đào tạo nghề cho 560 lao động. Năm 2024, tở chức mở 15 lớp đào tạo nghề cho 517 lao động, đạt 129,90% so với kế hoạch năm, trong đó hộ nghèo, hộ cận nghèo 180 người đạt 100% so với chỉ tiêu giao. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giúp cho người nghèo, cận nghèo tiếp cận đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước, tự vươn lên thoát nghèo, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Nhằm tạo đột phá đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo trong năm 2024, UBND huyện Tuy Phước giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều (2%), giải quyết việc làm (4.300 lao động), đào tạo nghề (398 lao động), xuất khẩu lao động (45 người) cùng với những giải pháp trọng tâm để tạo thu nhập, sinh kế bền vững giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định
09:29 | 05/03/2025 Đào tạo nghề

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
11:19 | 28/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động
09:56 | 21/01/2025 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
10:24 | 18/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:20 | 09/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
17:00 | 06/12/2024 Đào tạo nghề
Tin khác

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
10:09 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:11 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 | 22/11/2024 Đào tạo nghề

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:16 | 07/10/2024 Đào tạo nghề

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
09:11 | 05/07/2024 Đào tạo nghề

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu
10:05 | 29/05/2024 Đào tạo nghề

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động
10:12 | 09/05/2024 Đào tạo nghề

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm
08:52 | 26/03/2024 Đào tạo nghề

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số
10:07 | 16/01/2024 Đào tạo nghề

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:51 | 09/01/2024 Đào tạo nghề

Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4
11:25 | 04/11/2023 Đào tạo nghề

Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo
09:23 | 26/10/2023 Đào tạo nghề

Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất
10:08 | 24/05/2023 Đào tạo nghề

Tổ chức gặp mặt hội đồng hương Gia Lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
11:10 Tin tức

Hà Nam: Các hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn
08:30 Tin tức

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 Văn hóa - Xã hội

Long An: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạnh Hóa
08:29 Tin tức

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:28 Văn hóa - Xã hội









