Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 34°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN Hà Nội: Những chuyển biến mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2018

TBV - Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, công tác khuyến công và tư vấn công nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố Hà Nội. Sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Đây là tiền đề quan trọng để Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN Hà Nội hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Năm 2017, công tác khuyến công đã góp phần đưa giá trị sản xuất ngành công nghiệp Hà Nội tăng thêm 7,3% so với năm 2016, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn đạt 89,475 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2016, giá trị sản xuất làng nghề ước đạt 20 nghìn tỷ đồng tăng 33,33% so với năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành thủ công mỹ nghệ đạt 187 triệu USD tăng 5,5% so với năm 2016. Đặc biệt, đã hỗ trợ 500 doanh nghiệp, cơ sở CNNT (bằng 100% kế hoạch năm, tăng 25% so với năm 2016), tạo ra 250 mẫu sản phẩm mới (bằng 100% kế hoạch năm).

Bước sang năm 2018, công tác khuyến công tiếp tục được triển khai đồng bộ, sâu rộng trên địa bàn 18 huyện, thị xã Hà Nội. Nhiều nội dung hoạt động khuyến công đạt kết quả tốt, được các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, các nghệ nhân, làng nghề, các cơ sở sản xuất đánh giá cao. Có tác dụng tích cực, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập và đời sống của một bộ phận người dân nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn Hà Nội.

Kết quả 6 tháng đầu năm 2018

Đối với chương trình khuyến công, Trung tâm đã chủ động đề xuất, tham mưu Sở Công Thương ban hành hoặc trình UBND Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác khuyến công. Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch khuyến công thành phố năm 2018, Trung tâm đã bám sát vào các nhiệm vụ, kế hoạch được giao, chủ động tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo không chồng chéo, thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ. Các mục tiêu, nhiệm vụ khuyến công đề ra trong Kế hoạch cơ bản hoàn thành.


Cụ thể, Trung tâm đã tham mưu Sở Công Thương trình UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 21/02/2018 về Khuyến công; Tham mưu sở Công Thương trình UBND thành phố Kế hoạch tổ chức Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2018 (Sở Công Thương đã có tờ trình số 1236/TTr-SCT ngày 23/3/2018); Tham mưu sở Công Thương trình UBND Thành phố Kế hoạch tổ chức Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ và Tôn vinh nghệ nhân tiêu biểu ngành TCMN Hà Nội năm 2018 (Sở Công Thương đã có tờ trình số 1237/TTr-SCT ngày 23/3/2018); Tổ chức đoàn gồm 3 cán bộ và 12 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội tham gia Hội chợ quốc tế thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất tại Singapore (Nook Asia 2018) từ ngày 06 đến ngày 13 tháng 03 năm 2018 theo Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 06/3/2018 của UBND Thành phố…

Đặc biệt, Trung tâm đã tổ chức khảo sát, lựa chọn các đơn vị thụ hưởng chính sách khuyến công nội dung Đào tạo nghề và Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất. Triển khai 15 lớp tập huấn chương trình khuyến công với các nội dung như khởi sự doanh nghiệp, marketing, luận doanh nghiệp... cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội năm 2018.


Về chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Hà Nội năm 2018, Trung tâm đã Tham mưu Sở Công Thương trình UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 13/3/2018 về việc thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018. Đồng thời, Trung tâm đã xây dựng và trình Sở Công Thương ban hành Kế hoạch số 1205/KH-SCT ngày 22/3/2018 thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2018 theo Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 13/3/2018 của UBND Thành phố.

Đặc biệt, hướng dẫn 303 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn Thành phố (theo Quyết định số 1305/QĐ-TTg ngày 03/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện trách nhiệm theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.


Hoàn thành tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế thương mại: Mạng lưới các nhà công nghiệp chế tạo Hà Nội 2018. Hội chợ có 138 doanh nghiệp tham gia trưng bày, với tổng 180 gian hàng của các doanh nghiệp Nhật Bản, một số nước trong khu vực, trong đó: 57 gian hàng quốc tế, 83 gian hàng trong nước; 40 gian hàng hỗ trợ kỹ thuật của Công ty CP NC NetWork Việt Nam (20 gian hàng hỗ trợ giao thương, kết nối đầu tư các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, 20 gian hàng hỗ trợ kỹ thuật tổ chức Hội thảo); thu hút 3.029 lượt khách tham quan; diễn ra 3.899 lượt giao thương trong hội chợ.

Phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững - Bộ Công Thương cung cấp tài liệu tuyên truyền hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2018, 150 băng rông ngang, 1.650 áp phích cổ động đến các đơn vị; tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2018 và Đêm sự kiện Giờ Trái đất năm 2018 ngày 24/3/2018 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Trong 1 giờ tắt đèn hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2018, thành phố Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong tổng lượng tiết kiệm 485.000kWh của hệ thống điện quốc gia, tương đương 834 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung tâm đã tập trung triển khai Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025, cụ thể như: Tham mưu trình UBND Thành phố ban hành Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 phê duyệt Đề án Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025; Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 03/5/2018 của UBND thành phố về triển khai Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2018; Trình UBND Thành phố ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, xét chọn SPCNCL Thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 2092/TTr-SCT ngày 09/5/2018; Tham mưu Sở Công thương ban hành Kế hoạch số 1206/KH-SCT ngày 22/3/2018 về triển khai thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố năm 2018, Hướng dẫn số 1382/HD-SCT ngày 30/3/2018 hướng dẫn doanh nghiệp tham gia đánh giá, xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội; Mời các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố năm 2018 tại văn bản số 1615/SCT-TTKC ngày 12/4/2018. Đến nay, đã có 11 doanh nghiệp đã hoàn thiện hồ sơ với 14 sản phẩm đề nghị xét chọn SPCNCL Thành phố.


Giải pháp 6 tháng cuối năm 2018

Phát huy những thành tích đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung tâm đã đưa ra giải pháp 6 tháng cuối năm 2018 về các mặt công tác khuyến công, công tác tiết kiệm năng lượng và công tác tư vấn phát triển công nghiệp.

Đối với công tác khuyến công, Trung tâm tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội năm 2018 tại văn bản số 50/KH-UBND ngày 21/02/2018 về việc Kế hoạch Khuyến công thành phố Hà Nội năm 2018.

Tổ chức Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2018 và các hoạt động trong khuôn khổ Hội chợ: Mời và hỗ trợ nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ; Hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ với các tỉnh phía Bắc; Hội thảo quốc tế “Làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”; Tổ chức Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội năm 2018 và lễ Tôn vinh nghệ nhân tiêu biểu ngành TCMN Hà Nội năm 2018; Tổ chức hỗ trợ 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thuê chuyên gia thiết kế mẫu sản phẩm mới; Tập trung triển khai 02 đề án đầu tư thiết bị máy móc và ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất tại cơ sở công nghiệp nông thôn sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt…

Trong công tác tiết kiệm năng lượng, tiếp tục triển khai các nội dung giải pháp đã xây dựng theo kế hoạch như: Giải pháp về huy động và sử dụng kinh phí, giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ và đào tạo và giải pháp về hợp tác quốc tế.

Về công tác tư vấn phát triển công nghiệp, Trung tâm tiến hành rà soát Kế hoạch của Sở Công thương đối chiếu với Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 03/5/2018 của UBND Thành phố để báo cáo Giám đốc Sở điều chỉnh, ban hành lại (nếu cần thiết), bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2018.

Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký xét chọn SPCNCL thành phố năm 2018; Giúp việc Hội đồng đánh giá, xét chọn tổ chức đánh giá các hồ sơ để xét chọn SPCNCL Thành phố và chọn ra 10 sản phẩm vào TOP 10 SPCNCL Thành phố, trình UBND Thành phố công nhận. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình phát triển SPCNCL Thành phố; tôn vinh các sản phẩm được công nhận là SPCNCL Thành phố và TOP 10 SPCNCL Thành phố.

Bài và ảnh Hoàng Vũ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.

Tin khác

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

LNV - Chiều 11-7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra mô hình "Sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng" tại xã Chuyên Mỹ (Hà Nội).
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.
Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

LNV – Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiệ
Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

LNV - Lợi dụng quá trình chuyển đổi, một số cá nhân đã xây dựng nhà kiên cố cao 5-7 tầng, rộng hàng nghìn mét vuông tại Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Giao diện di động