Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP và làng nghề Hà Nội: Đồng bộ nhiều giải pháp
Khách chọn mua sản phẩm sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín) tại Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại Hà Nội, tháng 12-2020. Ảnh: Nguyễn Quang
Gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm
Từ lâu, việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề luôn là vấn đề được các cấp, ngành và người dân Thủ đô quan tâm. Đây cũng là trăn trở của nhiều địa phương thuộc thành phố.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho biết, Thạch Thất có 122 sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao. Các sản phẩm này đã có nhiều cải tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã; bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc… nhưng việc tiêu thụ vẫn hết sức khó khăn. Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Lê Văn Trang thông tin, rất nhiều chủ thể tham gia OCOP chưa tìm được cách thức liên kết để tiêu thụ sản phẩm nên không thể mở rộng quy mô sản xuất; sản phẩm chỉ tiêu thụ tại địa phương hiệu quả kinh tế chưa cao...
Ở góc độ cơ sở, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Dị Nậu (huyện Thạch Thất) Nguyễn Thị Thành cho biết: “Mỗi năm doanh thu từ phát triển kinh tế của xã Dị Nậu đạt khoảng 640 tỷ đồng, trong đó đóng góp từ nghề mộc truyền thống được chế tác rất tinh xảo chiếm tới 70%. Cùng với nghề truyền thống, Dị Nậu còn sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng, như: Gạo nếp, đu đủ, rau sạch... Song, đến nay việc tiêu thụ vẫn hạn chế nên giá trị đạt thấp”.
Trong khi đó, có một thực tế là nhiều doanh nghiệp bán lẻ chưa “gặp” được các chủ thể có sản phẩm tốt để kết nối tiêu thụ. Giám đốc Công ty cổ phần xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam Đỗ Hoàng Thạch cho biết: “Chúng tôi cần một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề đạt chuẩn OCOP để cung cấp cho các bếp ăn trường học; bán tại các sàn thương mại điện tử; tại khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của công ty... Do đó, đơn vị mong muốn được kết nối với các nhà sản xuất uy tín và có thể cung cấp sản phẩm với số lượng, chất lượng, giá cả ổn định…”.
Thừa nhận khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP là một thực tế, theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Văn Chí, để khắc phục khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm OCOP và làng nghề, thành phố cần triển khai mạnh mẽ các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đồng thời thúc đẩy chuỗi giá trị nhằm phát triển kinh tế nông thôn.
Sản xuất sản phẩm OCOP túi vải thô ghép lụa được công nhận đạt chuẩn 4 sao tại Hợp tác xã Vụn ART (quận Hà Đông). Ảnh: Đỗ Tâm
Tăng cường kết nối
Kết nối giao thương các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP của Hà Nội là vấn đề luôn được Sở NN &PTNT Hà Nội cùng các địa phương thuộc thành phố quan tâm, đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển.
Trong đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho biết, giải pháp cần thiết hiện nay là thành lập các hợp tác xã để làm đầu mối hợp tác với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, bởi doanh nghiệp không thể ký hợp đồng với từng hộ sản xuất nhỏ lẻ... Ngoài ra, nhiều địa phương đề nghị nhà phân phối cung cấp thông tin về xu hướng tiêu thụ để có định hướng sản xuất sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP phù hợp.
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Nguyễn Trung Thành, làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm) cho rằng, muốn bán được sản phẩm OCOP, đặc biệt là sản phẩm gốm, ngoài yếu tố chất lượng, mẫu mã, thì rất cần có những “câu chuyện sản phẩm” - thuyết minh được quy trình sản xuất, những giá trị văn hóa hàm chứa trong mỗi sản phẩm…, để nâng cao giá trị hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện đại.
Khẳng định vai trò “bà đỡ” của cơ quan quản lý trong tiêu thụ sản phẩm, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất xúc tiến tiêu thụ sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, kết nối giao thương trong và ngoài nước. “Ngày 28-4 tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị kết nối với sàn thương mại điện tử Alibaba cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó có sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP để hướng tới xuất khẩu. Năm 2021, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ phát triển 60 điểm bán sản phẩm OCOP tại các địa phương để tạo đầu ra ổn định”, bà Trần Thị Phương Lan thông tin thêm.
Trong khi đó, theo Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh, trong năm 2021, Trung tâm sẽ phối hợp với 5 huyện để tập huấn, đào tạo về xúc tiến thương mại cho các chủ thể có sản phẩm OCOP, góp phần giúp các chủ cơ sở sản xuất có thêm kỹ năng trong tiếp thị, bán sản phẩm.
Cũng về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, UBND thành phố vừa ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2021. Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ 10 làng nghề xây dựng thương hiệu và đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể; hỗ trợ tài chính cho 5-10 dự án phát triển ngành nghề nông thôn…
Triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, trong đó chú trọng tăng cường khâu kết nối để tiêu thụ sản phẩm, chắc chắn “bài toán” tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP và làng nghề Thủ đô sẽ có lời giải.
Theo HNM
Cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân