Thực trạng phát triển cụm làng nghề rèn Đa Sỹ
Hiện nay làng nghề có 1.163 hộ trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Mỗi tháng cung ứng ra thị trường từ 450 đến 500 tấn hàng, doanh thu mỗi năm đạt trên 200 tỷ đồng; Qua thống kê có trên 70% số hộ sản xuất rèn, 16% số hộ buôn bán nguyên liệu và thu mua sản phẩm, 14% làm các ngành dịch vụ và các nghề khác, bình quân mỗi hộ tạo việc làm ổn định cho 5-7 lao động thường xuyên, và từ 2-5 lao động thời vụ, thu hút trên 80% lao động tham gia sản xuất. Hoạt động nghề rèn truyền còn tạo thêm nhiều dịch vụ đi liền, tạo việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài địa phương, thu nhập bình quân của một lao động từ 7 triệu- 10 triệu đồng/tháng.
Từ những năm 1990 đến năm 2010, nghề rèn Đa Sỹ có những bước phát triển mạnh mẽ. Số hộ sản xuất tăng nhanh, mẫu mã sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định, thu nhập của từng hộ sản xuất không ngừng tăng cao, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Nhưng hiện nay, tốc độ phát triển của làng nghề có chiều hướng chậm lại, gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do sự ra đời của các loại máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất đồ mộc gia dụng, các sản phẩm chủ lực, nổi tiếng của làng nghề như tràng, bào, đục không còn chỗ đứng trên thị trường.
Bên cạnh đó nhiều mặt hàng dao, kéo mạ trắng, chất lượng cao của một số nước như: Thái lan, Trung quốc, Nhật Bản dần chiếm lĩnh thị trường nội địa, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm trong nước. Trong khi đó, tại các Thành phố, khu đô thị, nơi dân cư có thu nhập cao chủ yếu sử dụng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Một số làng nghề ở các tỉnh như: Nam Định, Vĩnh Phúc.... được hưởng chính sách về mở rộng mặt bằng sản xuất, vay vốn ưu đãi. Các hộ gia đình đã đầu tư máy móc, mở rộng quy mô sản xuất nên sản phẩm có tính cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Trong khi làng nghề rèn Đa Sỹ chưa có mặt bằng sản xuất tập trung, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình và chưa có sự đầu tư về máy móc lớn, công nghệ hiện đại để tạo bước đột phá.
Nhận thức được rõ xu thế phát triển của làng nghề, cần phải chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đưa máy móc, công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh của sản phẩm. Năm 2001, làng nghề rèn Đa Sỹ được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là làng nghề truyền thống, ngay sau đó, UBND xã Kiến Hưng ra quyết định thành lập Hiệp Hội làng nghề rèn Đa Sỹ. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã chỉ đạo hiệp hội làng nghề rèn Đa Sỹ tổ chức nhiều hoạt động khuyến công, mở lớp dạy nâng cao tay nghề; Tổ chức hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức; Lập hồ sơ đề nghị công nhận nghệ nhân làng nghề, đăng ký thương hiệu của tập thể và cá nhân; Tổ chức họp bàn thống nhất chủ trương, báo cáo UBND phường lập quy hoạch dự án mặt bằng làng nghề có tổng diện tích 13.2 ha trên đất nông nghiệp tại vị trí thuận lợi về giao thông, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến nay qua một số lần điều chỉnh, sắp xếp lại quy hoạch cho phù hợp với quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương. Dự án được đổi tên thành cụm công nghiệp làng nghề Đa Sỹ và đang tiếp tục triển khai thực hiện.
Thực hiện Chương trình, Đề án của Quận ủy Hà Đông. Ban Chấp hành Đảng bộ phường Kiến Hưng lần thứ XXIII đã xây dựng Chương trình số 05 đề ra chủ trương phát triển làng nghề rèn Đa Sỹ cụ thể:
Phát triển bền vững làng nghề là yêu cầu xuyên suốt trong kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; Đẩy mạnh sản xuất làng nghề theo hướng bền vững, hiện đại nhằm phát triển kinh tế hiệu quả; Bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao mức thu nhập của người dân;
Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và các bên liên quan để phát triển làng nghề, đề ra mục tiêu cụ thể. Tập trung vào các khâu có tính đột phá, đồng thời tăng cường sự gắn kết, liên kết giữa các cơ sở sản xuất; Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức nhằm giới thiệu các công trình di tích lịch sử - văn hóa, sản phẩm của làng nghề rèn Đa Sỹ, với phương châm vừa bảo tồn di tích, vừa sản xuất kết hợp với phát triển du lịch làng nghề. Phối hợp với các cơ quan của Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội xây dựng tour du lịch làng nghề để giới thiệu các điểm di tích lịch sử- văn hóa, bán sản phẩm do làng nghề sản xuất; Xây dựng và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu riêng đối với các sản phẩm của làng nghề rèn Đa Sỹ. Đồng thời đấu tranh xử lý các hành vi gian lận thương mại, làm hàng nhái, hàng giả nhãn mác các sản phẩm làng có uy tín, chất lượng cao; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao sản lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, các mặt hàng truyền thống của làng nghề rèn Đa Sỹ, đảm bảo đủ sức cạnh tranh thị trường trong nước và từng bước hội nhập thị trường quốc tế; Triển khai xây dựng các mô hình du lịch trải nghiệm làng nghề. Tổ chức mô hình du lịch làng nghề kết hợp tham quan các địa điểm văn hóa tâm linh trên địa bàn phường.
Xuất phát từ tình hình thực tế. Để cụm công nghiệp làng nghề Đa sỹ hoạt động có hiệu quả, cần đảm bảo một số yếu tố sau:
Một là, quy mô, quy hoạch của dự án cụm công nghiệp làng nghề phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của quận, Thành phố cụ thể là quy hoạch phân khu đô thị S4 của Thành phố Hà Nội (Quy hoạch Phân khu đô thị S4 thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường Vành đai 4, thuộc địa giới hành chính 12 phường của quận Hà Đông), phù hợp với chủ trương về cơ cấu, thành phần kinh tế của địa phương.
Hai là, cần khai thác tốt các yếu tố lợi thế tự nhiên sẵn có của địa phương gồm: vị trí địa lý, địa hình, giao thông; tài nguyên thiên nhiên; chất lượng đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, diện tích quy mô kinh tế địa phương.
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm làng nghề thông qua hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực, thế mạnh tự nhiên sẵn có, kiểm soát tốt ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật (điện nước, logistic) hạ tầng xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa và truyền thống của làng nghề.
Bốn là, đẩy mạnh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường, hoàn thiện quy chế, quy định hợp tác trong đầu tư, khai thác sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề.
Năm là, để cụ thể hóa các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống, cần tập trung xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự bền vững về môi trường cụm công nghiệp làng nghề với thực trạng địa phương, lộ trình khắc phục tồn tại, bất cập để nâng cao khả năng kiểm soát bảo đảm sự bền vững; Xây dựng tiêu chí tỷ lệ việc làm, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ giàu, tỷ lệ trẻ em địa học, sự chuyển dịch lao động sang ngành nghề khác, tiềm năng du lịch làng nghề truyền thống; Chú trọng chính sách hỗ trợ các hộ gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách hình thành và phát triển các nhân tố thị trường( thị trường đầu ra, thị trường lao động). Nhân tố vốn, nhân tố khoa học công nghệ, nguồn nguyên liệu, kết cấu hạ tầng, chính sách và sự quản lý của Nhà nước; Tăng cường kết hợp 6 nhà: Nhà nước, Nhà sản xuất hoặc Nghệ nhân, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học, Nhà kỹ thuật, thiết kế mẫu, giải pháp xây dựng thương hiệu làng nghề truyền thống hướng tới thị trường xuất khẩu; tập trung cạnh tranh nhờ yếu tố giá thấp và sự khác biệt nhờ yếu tố kỹ thuật cá nhân, thiết kế, giải pháp nâng cao nhận thức về nghề thủ công truyền thống của làng nghề, phát triển du lịch làng nghề, coi trọng yếu tố văn hóa trong các hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề, quan tâm đến mục tiêu bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề trong mọi hoạt động đào tạo, tổ chức sự kiện, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh doanh.
Sáu là, tạo mạng lưới liên kết giá trị giúp phát triển bền vững cụm công nghiệp làng nghề theo phương thức liên kết dọc giữa các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư thiết bị, nhà sản xuất và khách hàng liên kết ngang giữa các nhà sản xuất dưới hình thức hợp tác xã, hiệp hội làng nghề, hoặc các loại hình công ty liên doanh, công ty cổ phần, liên kết tương hỗ giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, năng xuất, đảm bảo tính bền vững của chuỗi.
Hoàng Quốc Chính
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Đa Sỹ
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân