Thời tiết chuyển lạnh, nguy cơ gia tăng nhiều bệnh
Theo các chuyên gia y tế, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, trung gian truyền bệnh phát triển, gây bệnh và lây lan thành dịch. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em dễ mắc phải nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là những bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, viêm mũi, ho khan...
Đề cập đến vấn đề này, bác sĩ Minh Thông - Khoa Hô hấp, Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương cho biết, tại Khoa Hô hấp, có khá nhiều trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, sốt cao, co giật nhập viện, đặc biệt là những trẻ có bệnh nền. Do trẻ khá nhạy cảm với thời tiết vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên cha mẹ cần chú ý khi giữ ấm cho trẻ và giữ môi trường sống sạch sẽ. Đặc biệt, trong thời điểm sốt xuất huyết đang bùng phát, khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đi BV sớm để được tư vấn, điều trị, tránh diễn biến xấu.
Bác sĩ BV Đa khoa Hà Đông thăm khám cho trẻ.
Theo bác sĩ Vương Thị Thúy Hoài - Phó Trưởng khoa Nhi, BV Đa khoa Hà Đông, thời tiết lạnh ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp, niêm mạc chính. Do đó, trẻ dễ nhiễm virus, vi khuẩn, đặc biệt là viêm họng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Nhưng đáng chú ý nhất, vẫn là bệnh cúm mùa ở trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa ở miền Bắc.
Tại Khoa cấp cứu Nội, BV Đa khoa Hà Đông, những ngày thời tiết chuyển lạnh phải cấp cứu từ 160 - 170 bệnh nhân, chủ yếu các bệnh về truyền nhiễm sốt xuất huyết, cúm B. Đặc biệt, bệnh mãn tính hen phế quản, phổi mãn tính gia tăng nhiều hơn so với trước đây, khoảng 50 bệnh nhân/ngày. Đáng lưu ý, đối với những trường hợp người bệnh mãn tính như hen và bệnh phổi tắc nghẽn hiện tại số lượng thăm khám hàng ngày tăng lên. Trước đó, khoảng 10-20 bệnh nhân nhưng đến hiện tại số lượng bệnh phổi, tắc nghẽn khám khoảng 40-50 bệnh nhân. Người cao tuổi, người có bệnh mãn tính và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh trong điều kiện thời tiết chuyển lạnh. Đặc biệt, trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn.
Theo các bác sĩ, để phòng, chống bệnh khi giao mùa hay thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ. Khi ngủ dậy, cần khởi động dần dần để cơ thể làm quen với môi trường, duy trì chế độ vệ sinh họng, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh bụi bặm trong nhà. Môi trường sạch giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng khi mắc bệnh. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động tiêm vaccine phòng ngừa.
Phòng đột quỵ ở người cao tuổi
Thời tiết chuyển lạnh như hiện nay khiến người cao tuổi rất dễ bị nhiễm bệnh hoặc bệnh tái phát do hệ miễn dịch đã suy giảm.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Trưởng khoa Hô hấp, BV Phổi Trung ương, những ngày qua, số lượng bệnh nhân đến khám các bệnh liên quan đến đường hô hấp gia tăng. Bệnh nhân có thể mắc bệnh giống lần trước hoặc có thể khác lần trước nên cần đến gặp bác sĩ để được khám và đánh giá chính xác.
Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Hà Quốc Hùng - Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế, BV Lão khoa Trung ương khuyến cáo, các bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi thời tiết giao mùa, như: Cảm lạnh, cúm, bệnh huyết áp, tim mạch, đột quỵ, bệnh về xương khớp… Chính vì vậy, với người cao tuổi, việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn là hết sức cần thiết.
Thời tiết chuyển lạnh như hiện nay khiến người cao tuổi rất dễ bị nhiễm bệnh hoặc bệnh tái phát do hệ miễn dịch đã suy giảm.
Thời tiết chuyển lạnh như hiện nay khiến người cao tuổi rất dễ bị nhiễm bệnh hoặc bệnh tái phát do hệ miễn dịch đã suy giảm.
Đặc biệt, thời tiết chuyển lạnh thường là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp dẫn đến tai biến, đột quỵ. Theo số liệu thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ và trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị. Trong đó, phần lớn là bệnh nhân trên 45 tuổi.
Theo các chuyên gia y tế, người cao tuổi cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như: Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều lớp áo mỏng, thay vì chỉ mặc một lớp áo dày, đồng thời, mang thêm khăn choàng cổ, mũ trùm đầu, tất, bao tay. Ngâm chân với nước nóng để kích thích tuần hoàn máu, tập thể dục thường xuyên và ăn nhiều bữa trong ngày để cung cấp đủ năng lượng.
Tuy nhiên, khi thời tiết lạnh sâu, nhiều người thường có tâm lý ngại tắm vì sợ nhiễm lạnh. Đây là một sai lầm trong mùa đông, cơ thể không được vệ sinh sạch có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khoẻ. Đặc biệt, những người có bệnh lý nền nếu kiêng tắm có thể gặp phải những hậu quả khó lường.
Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào – Phó Trưởng khoa Nội, BV Thanh Nhàn khuyến cáo, trong mùa Đông, tốt nhất vẫn nên tắm 1 lần/ngày. Thời điểm tắm gội hợp lý nhất là buổi trưa hoặc cuối giờ chiều, khi vẫn có ánh nắng mặt trời, tắm ở nơi kín gió, trong phòng kín, tắm nước ấm. Trước khi ra khỏi phòng tắm, cần lau khô người, mặc quần áo giữ ấm cơ thể. Để tránh nhiễm lạnh, bác sĩ cũng lưu ý cần làm khô tóc nếu gội đầu, kể cả nam giới cũng cần sấy khô tóc. Rất nhiều người chủ quan cho rằng nam giới tóc ngắn không cần sấy, nhưng tóc để ướt rất nguy hiểm, dễ bị nhiễm lạnh gây cảm lạnh, đau đầu.
Theo KTĐT
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 | 30/10/2024 Sức khỏe - Đời sống

Kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường
09:56 | 30/09/2024 Sức khỏe - Đời sống

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 | 19/09/2024 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
10:54 | 05/09/2024 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm bổ sung canxi tốt cho sức khoẻ
09:51 | 22/08/2024 Sức khỏe - Đời sống

Nga tìm ra cách ngăn chặn sự phát triển của khối u não
14:02 | 07/08/2024 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp cực kỳ hiệu quả
09:39 | 24/07/2024 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp
12:04 | 25/06/2024 Sức khỏe - Đời sống

Bệnh viện đa khoa Vân Đình Khám bệnh và tặng quà cho gia đình chính sách, người có công
09:57 | 24/06/2024 Sức khỏe - Đời sống

Kỷ lục gia Bùi Văn Ngợi chuyên gia huấn luyện Camp
09:57 | 24/06/2024 Sức khỏe - Đời sống

Tây Nguyên Pharma - Nâng cao sức khoẻ, nâng tầm cuộc sống
14:29 | 21/06/2024 Sức khỏe - Đời sống

Binh Định: Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XVII - năm 2024
14:35 | 07/06/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân