Thợ lành nghề U80 đất Ninh Bình “hô biến” những khúc cây vô tri thành tượng gỗ "có hồn" vạn người mê
Về làng nghề mộc Phúc Lộc (phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình) hỏi nghệ nhân Phạm Ngọc Vũ (80 tuổi), hầu như ai cũng biết, bởi ông Vũ là người thợ tài hoa hiếm hoi còn sót lại, nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc gỗ lũa ở tỉnh Ninh Bình.
Ông Phạm Ngọc Vũ (80 tuổi, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình) luôn tâm huyết với nghề khắc tượng gỗ.
Qua tìm hiểu, công việc "thổi hồn" vào những khúc gỗ vô tri để tạo nên những sản phẩm sinh động đã gắn bó với ông Phạm Ngọc Vũ hơn 60 năm nay. Tuổi cao, nhưng ông Vũ vẫn làm việc với cái tâm dành trọn cho nghề, cũng như là trách nhiệm gìn giữ truyền thống mà ông cha để lại.
Ông Phạm Ngọc Vũ tâm sự: "Hơn 60 năm trước, sau khi tốt nghiệp Đại học mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, tôi không chọn lập nghiệp ở thành phố mà về quê nhà mưu sinh bằng nghề cha ông để lại".
Nghề khắc tượng gỗ đòi hỏi sự bền bỉ, đôi bàn tay khéo léo.
"Lúc đó, làng mộc Phúc Lộc cũng nổi tiếng ở tỉnh Ninh Bình và có rất nhiều người tìm đến theo học nghề. Tuy nhiên, các sản phẩm làm ra chủ yếu như: Giường, tủ, bàn ghế, cửa gỗ…giá trị không cao", ông Vũ chia sẻ.
Để tạo "làn gió mới" cho nghề mộc Phúc Lộc, ông Vũ suy nghĩ, tìm tòi để phát triển nghề theo hướng công nghệ và nghệ thuật cao, nhằm tạo ra nét riêng và giá trị cao cho nghề mộc.
Sau thời gian nghiên cứu, ông Vũ đã tạo nên những tác phẩm dễ làm như: Tượng Phật, La Hán, tượng Bác Hồ ở một số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong làng và địa bàn lân cận để thi công.
Ông Phạm Ngọc Vũ nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc gỗ lũa ở tỉnh Ninh Bình.
Ông Vũ tâm sự: "Với kinh nghiệm nhiều năm làm nghề chạm khắc gỗ, tôi rút ra bài học, chỉ có sản phẩm điêu khắc tạo ra từ gỗ lũa là có giá trị cao, được nhiều khách hàng lựa chọn nhất. Qua đó, tôi đã chọn điêu khắc gỗ lũa làm hướng đi mới cho mình".
Được biết, gỗ lũa là một loại gỗ quý hiếm nổi bật với những đặc tính đặc biệt mà không loại nào có được. Đây là loại gỗ quý từ xa xưa đã được các nghệ nhân khéo léo tạo nên những món đồ cao cấp có giá trị cao trong trang trí.
"Thổi hồn" vào gốc cây khô
Khi đã lành nghề, từ những gốc cây khô hay khúc gỗ bỏ đi…tưởng vô tri nhưng qua đôi bàn tay tài hoa của ông Vũ đã biến thành tác phẩm có hồn, mang tính nghệ thuật và bán với giá cao.
Hơn 60 năm gắn bó với nghề, ông Vũ đã làm ra hàng nghìn sản phẩm từ đôi bàn tay tài hoa.
Ông Phạm Ngọc Vũ biết đến với các tác phẩm nổi tiếng như: Anh hùng tương ngộ, Tượng Di lặc thần tài dưới gốc cây tùng. Hai tác phẩm này được chọn trưng bày tại triển lãm ở Trung tâm văn hóa tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, tượng Bác Hồ sơn son thếp vàng của ông cũng được chọn trưng bày tại đền làng Phúc Lộc.
Năm 2016, ông Phạm Ngọc Vũ được UBND tỉnh Ninh Bình phong tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ vì có nhiều đóng góp giữ gìn, khôi phục làng nghề mộc truyền thống.
Ông Vũ tỉ mỉ trong từng tác phẩm của mình.
Người thợ chạm khắc gỗ không chỉ cần sự bền bỉ, đôi bàn tay khéo léo mà còn đòi hỏi sự kiên trì, khả năng mẫn cảm, sáng tạo, phác họa theo mẫu...Chính vì vậy, một tác phẩm hoàn chỉnh có thể kéo dài một tuần hay một tháng còn tùy.
"Làm nghề chạm khắc gỗ không có sự hy sinh vì nghệ thuật thì chắc chắn không bao giờ có được những tác phẩm có giá trị", ông Vũ nói.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và giúp làng nghề mộc Phúc Lộc vẫn giữ được vị trí ổn định trên thị trường. Ngoài những sản phẩm thủ công, làng nghề chạm khắc gỗ Phúc Lộc còn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm chạm khắc gỗ độc đáo và đa dạng hơn.
Bài và ảnh Vũ Thượng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới