Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh): Vóc dáng thành phố trẻ

LNV - Từ thị trấn huyện lỵ đìu hiu ven quốc lộ 1A những năm cuối của thế kỷ 20, vùng đất “địa linh nhân kiệt” Từ Sơn lột xác để phát triển mạnh mẽ, năng động mang trong mình hình hài của một đô thị văn minh, hiện đại…
Từ vùng đất danh hương…

Khi nhắc tới “tam cổ” nổi tiếng trong lịch sử, người xưa có câu: “Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp”. Đất Cổ Pháp, chính là châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang xưa (đến thời Tây Sơn đổi thành trấn Kinh Bắc), nay là phần nam của thị xã Từ Sơn (bao gồm các phường Đình Bảng, Tân Hồng và xã Phù Chẩn).

Từ Sơn có được tiếng thơm là bởi được “ôm” những danh hương trong mình. Đó là làng Đình Bảng (phường Đình Bảng), quê hương của vua Lý Thái Tổ, người lập ra nhà Lý - vương triều mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. Vua Lý Thái Tổ cũng là người đã chuyển kinh đô của Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội ngày nay).

Đình Bảng còn có những di tích lịch sử gắn liền với nhà Lý. Đó là đền Lý Bát Đế (hay còn gọi là Đền Đô), nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, chùa Xuân Đài - hay còn gọi là Kim Đài (nơi Lý Công Uẩn từng đi tu), Thọ Lăng Thiên Đức (nơi chôn cất các vị vua nhà Lý), Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng - vị vua thứ chín của thời Lý.


Nếu Đình Bảng nổi tiếng thấm đẫm văn hóa xứ Kinh Bắc thì làng Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ) lại vang danh với nghề gỗ mỹ nghệ với thu nhập hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Từ lâu, nhắc tới sản phẩm gỗ mỹ nghệ, người ta đều nói “hàng Đồng Kỵ”.

Song, nếu người Đồng Kỵ giỏi buôn bán thì các nghệ nhân tài hoa của làng nghề Phù Khê (xã Phù Khê), Hương Mạc (xã Hương Mạc), Tam Sơn (xã Tam Sơn) mới là những người tạo nên cốt cách của đồ gỗ mỹ nghệ đất Từ Sơn, mang thương hiệu Đồng Kỵ. Ở vùng đất kinh kỳ xưa có câu ca “Hà Nội thêu quạt, thêu cờ / Phù Khê chạm trổ ngai thờ nhà vua”, cho thấy đỉnh cao nghệ thuật chạm khắc gỗ của làng nghề Phù Khê.

Ở xã Tương Giang, có làng nghề dệt vải khổ hẹp Hồi Quan, chuyên đũi, khăn mặt… Người làng nghề luôn tất bật từ sáng đến tối, màn đêm buông xuống cả nhà mới ngưng tay, chả thế mà có câu ca: “Hồi Quan là đất cửi canh/ Đến xâm xẩm tối sắp sanh chơi bời”. Hồi Quan tự hào có dòng sông Tiêu Tương thơ mộng chảy qua một thời, tuy nhiên ngày nay dòng sông xưa đã thành ruộng, thành đường, người dân vẫn nghe văng vẳng tiếng sáo Trương Chi trong hoài niệm gợi lại mối tình giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ai oán: “Nợ tình chưa trả cho ai/ Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”.


Tại phường Châu Khê, làng nghề sắt thép Đa Hội đã có lịch sử hơn 400 năm, kể từ khi Quận công Trần Đức Huệ truyền nghề vào năm 1599. Trải qua bao biến động của lịch sử, từ chỗ chỉ có vài hộ làm nghề rèn dao kéo, cày cuốc, liềm hái, cho đến khi chuyển sang nghề đúc rồi cán kéo thép xây dựng, hiện nay Đa Hội đã có cả một khu công nghiệp với vài trăm hộ sản xuất thép xây dựng. Từ một làng nghề thủ công, Đa Hội trở thành một trung tâm sản xuất sắt thép có công suất 350.000 tấn mỗi năm, tương đương với công xuất của cả khu gang thép Thái Nguyên.

… Đến đô thị trọng tâm của Bắc Ninh

Xác định vai trò cửa ngõ và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnh Bắc Ninh, là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, Từ Sơn mạnh dạn chuyển hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Đến nay, thị xã có 3 khu công nghiệp lớn: Tiên Sơn, VSIP (Việt Nam - Singapore), Hanaka Đình Bảng, các cụm công nghiệp: Đồng Kỵ, Đình Bảng, Tân Hồng, Châu Khê, Phù Khê, Tam Sơn và 9 khu thương mại, dịch vụ làng nghề.

Một Từ Sơn thấm đẫm văn hóa Kinh Bắc xưa, nay chuyển mình thành một đô thị, với vóc dáng của một thành phố trẻ. 12 năm sau ngày được nâng lên thị xã, trải qua bao bộn bề, khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, TTCN, cơ sở hạ tầng lạc hậu thiếu thốn, đời sống gặp nhiều khó khăn, Từ Sơn đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Theo báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thị xã Từ Sơn lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), sản xuất công nghiệp - TTCN và sản xuất tại các làng nghề truyền thống năm 2015 đạt 98.245 tỷ đồng và năm 2020 ước đat 95.832 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 đạt 9.440 tỷ đồng , dự kiến năm 2020 đạt 16.200 tỷ đồng; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 đạt 532,5 tỷ đồng, năm 2020 ước đạt 580 tỷ đồng. Thu ngân sách thị xã hàng năm tăng vượt bậc, từ 610 tỷ đồng (kể cả thuế đất) năm 2015 lên 2.207,2 tỷ đồng vào năm 2019 và dự kiến năm 2020 là 2.223,3 tỷ đồng.

Bộ mặt của thị xã cũng thay đổi với sự hiện diện của các khu đô thị hiện đại: Khu đô thị cao cấp BelHomes, Vsip (Vietnam - Singapore); Khu đô thị Nam Từ Sơn (xã Phù Chẩn); Khu đô thị Dabaco, Khu đô thị Đền Đô, Khu đô thị Đình Bảng (phường Đỉnh Bảng); Khu đô thị Đồng Nguyên (phường Đồng Nguyên); Khu đô thị Tân Hồng - Đông Ngàn (phường Tân Hồng và phường Đông Ngàn); Khu biệt thự liền kề Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ); Khu đô thị cao cấp SingLand - Khu đô thị Centa city, VSIP Phù Chẩn. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông tại Từ Sơn đều được quy hoạch, triển khai xây dựng, nâng cấp đường bộ, mang đến diện mạo hiện đại cho thị xã này.

Từ Sơn cũng rất chú trọng trong phát triển nông nghiệp khu vực nông thôn. Đặc biệt, lãnh đạo thị xã luôn chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2016, Từ Sơn được là đơn vị đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới, vượt chỉ tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Từ Sơn lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra.

Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thị xã Từ Sơn còn đặc biệt quan tâm đầu tư cho công tác văn hóa xã hội nhằm nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, từng bước tạo nếp sống văn minh đô thị phù hợp với thời kỳ đổi mới. Xây dựng và hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thực hiện tốt, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã cũng như tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Từ Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đô thị Từ Sơn sẽ cùng với thành phố Bắc Ninh, đô thị Tiên Du hướng đến đô thị lõi, hình thành các yếu tố đô thị văn hóa - sinh thái - trí thức - thông minh.

Theo dự kiến, nếu năm 2022, tỉnh Bắc Ninh lên thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã Từ Sơn sẽ đổi thành quận hoặc nếu giữ nguyên hiện trạng như hiện nay, thị xã Từ Sơn sẽ được đề xuất lên thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Dù có thế nào, Từ Sơn cũng đang mang trong mình vóc dáng của một thành phố trẻ.

Bài và ảnh Đặng Huy

Thị xã Từ Sơn có diện tích tự nhiên 61,09km2. Dân số toàn đô thị là 189.266 người, trong đó, dân số khu vực nội thị 112.191 người, ngoại thị 77.075 người. Mật độ dân số khu vực nội thị là 6.907 người/km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt 90,02%. Thị xã có 12 đơn vị hành chính, bao gồm 7 phường và 5 xã.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 về việc công nhận Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.

Tin khác

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 17-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Ngày 24/6, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7

LNV - Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 (TĐTNN 2025) sẽ được triển khai thu thập thông tin trên phạm vi cả nước trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025.
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động