Thanh Hóa: Bỏ mức lương cao, về quê nuôi "tôm sạch"
Năm 2008 sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thủy sản tại Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, anh Đỗ Văn Hải có khoảng thời gian dài lăn lộn khắp các đầm nuôi tôm ở nhiều tỉnh phía Nam vừa giúp bà con về khâu kỹ thuật, vừa tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Cuối năm 2014 sau khi đã học được kinh nghiệm về nuôi thủy sản, anh quyết định trở về quê lập nghiệp. Quyết định này khiến nhiều người bất ngờ. Bởi với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng cùng nhiều đãi ngộ khác đang là niềm mơ ước của rất nhiều người. Mọi người khuyên anh nên ở lại vì đây là cơ hội để anh tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Thế nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, cùng kinh nghiệm học được, anh mong muốn biến vùng đất quanh năm gió biển quê anh cũng sẽ có một ngày xuất hiện những đồng tôm công nghệ cao.
Xách va ly về quê cùng hành trang là sự quyết tâm và những kiến thức đã học hỏi được anh tự tin mình sẽ khiến những cánh đồng nhiễm mặn quê mình... “nhả vàng”.
Anh Đỗ Văn Hải là người tiên phong nuôi tôm VietGAP tại Hậu Lộc (ảnh tư liệu)
Về quê lập nghiệp
Nghĩ là làm, cuối năm 2014, anh bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng việc phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình vi sinh, không sử dụng kháng sinh, chất cấm. Anh là người đầu tiên ở huyện Hậu Lộc thực hiện mô hình này, vì vậy không tránh khỏi những trăn trở, lo lắng.
Nuôi tôm đòi hỏi kỹ thuật rất cao, để có được hiệu quả kinh tế, đầu tiên anh tiến hành khảo sát về mặt nước và thổ nhưỡng ở đây xem phù hợp với con tôm không. Anh bắt đầu áp dụng kỹ thuật chăn thả, thường xuyên kiểm tra theo dõi dịch bệnh, quá trình xử lý nước.
Do được đào tạo cơ bản, lại có kinh nghiệm từ những năm làm kỹ thuật cộng với việc đầu tư quy mô hiện đại, kỹ thuật chăm sóc phù hợp nên con tôm trong đầm phát triển tốt, đều, không bị dịch bệnh. Ban đầu anh đầu tư 2 ao nuôi trên diện tích 0,4 ha. Sau hai vụ nuôi trừ hết chi phí còn lãi 800 triệu đồng. Đến năm 2015, thấy hiệu quả, anh đầu tư thêm 6 ao nuôi…
Từ năm 2018 anh Hải mạnh dạn đầu tư nuôi tôm vụ thứ 3 trong năm, đó là nuôi tôm trong nhà màng phủ bạt trong những tháng mùa đông và mang lại hiệu quả cao. Với 3 vụ nuôi, anh Hải thu về 120 tấn tôm, thu nhập trên 15 tỷ đồng.
Thấy anh Hải nuôi tôm hiệu quả, nhiều gia đình ở Hòa Lộc cũng mạnh dạn chuyển đổi diện tích đồng muối, đất lúa kém hiệu quả sang mô hình nuôi tôm này. Anh đã nhiệt tình tư vấn các hộ từ khâu xây dựng ao, mua các loại vật liệu, kiến thiết ao nuôi, lắp đặt các thiết bị cho đến khâu lấy giống. Hàng ngày kiểm tra vấn đề môi trường, nguồn nước, sinh trưởng con tôm...
Từ hiệu quả của việc nuôi trồng và được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, đến nay gia đình anh đã xây dựng được 3 trang trại trên diện tích 10 ha ở 3 khu: Thôn 3 Bái Trung, đồng muối Tam Hòa và Xuân Tiến, trong đó có 2,8 ha là mô hình nuôi tôm theo hướng Viet Gap.
Anh còn thành lập công ty chuyên phân phối các sản phẩm phục vụ vật tư trong nuôi trồng thủy sản, nhằm giúp đỡ các hộ nuôi trồng khác về kỹ thuật, cung cấp vật tư, nguồn gống, thức ăn.
Anh Hải cho biết: Năm 2020 mô hình nuôi tôm của gia đình anh tiếp tục mang lại hiệu quả cao. Sau khi trừ chi phí thì gia đình anh lãi khoảng 8 tỷ đồng từ việc nuôi tôm ở 3 trang trại. Hiện nay gia đình anh tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động, thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2020 anh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc (Hậu Lộc) Nguyễn Văn Huân cho biết: Anh Đỗ Văn Hải là tấm gương sáng về tinh thần lập nghiệp và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Đây là một trong những gương điển hình để bà con địa phương học tập, noi theo.
Bài, ảnh: Phương Anh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp tết
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 Nông thôn mới
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
11:19 Tin tức
Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số
10:59 Khuyến công
Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ
10:59 Khuyến công
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 Nông thôn mới