Thái Nguyên: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bảo đảm an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi
Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại Hợp tác xã gà đồi Đông Thịnh
Theo đánh giá của của các chủ trang trại, việc liên kết trong chăn nuôi đã giúp người dân yên tâm hơn khi giảm thiểu được rủi ro trong các khâu trong quá trình sản xuất. Cũng thông qua hoạt động này, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn thành phố những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến hết năm 2021, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt trên 9.600 tấn (năm 2020 là hơn 9.100 tấn); 5 trang trại lợn và 7 trang trại gà được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP…
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) TP Sông Công, chăn nuôi trên địa bàn TP có sự chuyển biến từ nông hộ sang trang trại, phát triển xu hướng theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ khó khăn, giá giảm mạnh trong khi chi phí đầu tư cho chăn nuôi ngày càng cao.
Với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung với quy mô công nghiệp, bán công nghiệp gắn liền với an toàn dịch bệnh (ATDB) và bảo vệ môi trường, TP luôn chú trọng xây dựng các Cơ sở an toàn dich bệnh động vật trên địa bàn.
Hiện, trên địa bàn huyện Phú Lương có 98 gia trại chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 2.000 con trở lên; 21 trại gà quy mô 10.000 con có liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt gà thương phẩm… Đến nay, tổng đàn gia cầm toàn huyện đạt trên 1 triệu con (tăng khoảng 200.000 con so với năm 2015); sản lượng thịt hơi gia cầm tăng bình quân 7,8%/năm; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 8%/năm.
Sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại xã Dương Thành, huyện Phú Bình (Thái Nguyên). Ảnh: TRINH AN
Trong những năm qua, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi là một trong những giải pháp trọng tâm được huyện Phú Lương chú trọng. Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đầu tư sản xuất theo chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm; tạo gắn kết giữa doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi, trang trại. Từ đó, giảm dần chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán, tăng số lượng cơ sở chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp.
Nhằm khuyến khích người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gia cầm, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ. Hiện, các dự án đã và đang thu được kết quả khả quan.
Tiêu biểu là Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi Phú Bình và dự án Ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học (ATSH) tại 6 hộ dân ở các xóm Cây Khế, Gia Trống, xã Yên Đổ (Phú Lương).
Từ cuối quý II/2018, Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi Phú Bình theo hướng an toàn sinh học tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên" giai đoạn 2018 - 2020 bao gồm mô hình chăn nuôi gà sinh sản với quy mô 4.000 gà mái sinh sản giống Lương Phượng và 400 gà trống Ri được triển khai trên 2 hộ.
Thời gian triển khai dự án với việc áp dụng những yêu cầu về chăn nuôi an toàn sinh học giúp tỷ lệ dịch bệnh giảm thiểu. Các cơ sở áp dụng tất cả những biện pháp từ cách ly, khử trùng, những biện pháp được áp dụng trong chăn nuôi an toàn sinh học làm cho môi trường chăn nuôi ở từng cơ sở được sạch sẽ, giúp người nuôi có thói quen thực hiện tốt những điều kiện về vệ sinh chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Tuyên hiện là Phó giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh, đồng thời là 1 trong 10 thành viên của Hợp tác xã thực hiện mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng an toàn sinh học.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, xóm Cà, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình (tham gia Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh nhằm tạo dựng và phát triển thương hiệu gà đồi Phú Bình) cho hay, hiện tại gia đình ông có khoảng 1,5 ha diện tích chăn nuôi trong đó khoảng 750m2 là chuồng trại nuôi gà, đáp ứng mỗi lứa nuôi 6.000 con gà Ri và gà Ri lai. Đây là 2 giống dễ nuôi phù hợp với điều kiện bán chăn thả, chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc được thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng.
“Trước đây, gia đình tôi cũng như nhiều hộ chăn nuôi gà trong vùng vẫn chủ yếu nuôi gà theo phương pháp truyền thống. Nhưng từ khi triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã có ưu điểm vượt trội, kỹ thuật lựa chọn con giống được nâng cao hơn trước, việc kiểm soát chất lượng đầu vào dễ dàng và đảm bảo. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm được nâng lên mà chi phí đầu vào lại giảm đi đáng kể”, ông Tuyên chia sẻ.
Tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; hướng dẫn các cơ sở tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP), liên kết trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm, góp phần khôi phục sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn.
Bài/ảnh: Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
13:52 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo
08:53 | 28/11/2024 Nông thôn mới
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:52 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê
11:39 | 19/11/2024 Nông thôn mới
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường