Thái Nguyên: Khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng
Một số hộ gia đình tại La Bằng, Đại Từ đã kinh doanh dịch vụ Homestay |
Vừa đặt chân đến La Bằng homestay, du khách không khỏi thích thú khi cảm nhận mùi cá tầm nướng, cá suối chiên, gà nướng, ngồng su su xào tỏi… thơm nức. Không những vậy, khung cảnh homestay đem đến cho du khách trải nghiệm hoàn toàn khác biệt, rời xa những ồn ào nơi phố thị để đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ với lá hoa, núi rừng được điểm trang bởi những nương chè xanh biếc, trùng điệp ôm lấy nếp nhà sàn... Đến La Bằng, không chỉ vãn cảnh, du khách còn thích thú khi trải nghiệm, thưởng lãm cảm giác yên bình…
Đây chính là cách làm mô hình khởi nghiệp của chàng trai dân tộc Tày Nguyễn Văn Tới (sinh năm 1987), ở xóm Tân Sơn, xã La Bằng.
Bằng nét mộc mạc, cách trò chuyện cởi mở, anh Tới kể cho chúng tôi nghe về quá trình khởi nghiệp của bản thân.
Sau khi bôn ba đủ nghề ở đô thị, năm 2010, anh Tới quyết định trở về quê hương xây dựng gia đình và lập nghiệp trong sự ủng hộ của cha mẹ. Tuy thu nhập từ nương chè và việc buôn bán nhỏ tại trung tâm xã phần nào giúp gia đình có cuộc sống ổn định, song trong anh luôn ấp ủ ước mơ làm chủ một cơ sở kinh doanh về du lịch, trên cơ sở tận dụng chính những thế mạnh của quê hương.
Nghĩ là làm, năm 2020, với số vốn tích góp được của hai vợ chồng và vay mượn thêm từ người thân, bạn bè, anh Tới quyết định đầu tư san gạt đất đồi của gia đình để xây dựng nhà sàn, bể bơi, tiểu cảnh, bãi đỗ xe, khu vực nghỉ ngơi cho khách…
La Bằng homestay với dịch vụ ăn uống và bể bơi vô cực |
Tuy nhiên, thời điểm đầu, chưa có nhiều người biết đến điểm du lịch. Lượng khách thưa vắng, ít người lựa chọn nghỉ lại, trong khi cơ sở đang cần vốn để xoay vòng, tái đầu tư. “Cái khó ló cái khôn”, anh Tới lựa chọn đẩy mạnh phát triển dịch vụ ăn uống trước, với phương châm "lấy ngắn nuôi dài". Dần dần, khi cơ sở đã hoàn thiện các hạng mục đầu tư, sản phẩm du lịch cũng đầy đủ hơn, du khách bắt đầu chuyển sang chọn lưu trú dài ngày để có trải nghiệm hoàn thiện về mảnh đất và con người La Bằng.
Từ tắm suối, leo đồi, cùng nông dân hái chè, hay đơn giản là check-in phong cảnh, đốt lửa trại, nướng thịt, tắm bể bơi vô cực... ngay tại homestay. Anh Tới cũng tự tay thiết kế các tiểu cảnh từ chính các vật liệu có sẵn tại địa phương, thân thiện với môi trường, trồng hoa, cây cảnh quanh khu vực homestay.
Dù vậy, khi cơ sở chính thức đi vào hoạt động chưa lâu thì lại tiếp tục gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Lượng khách suy giảm nhanh chóng. Thời điểm này, anh Tới chú trọng xây dựng, đào tạo nhằm nâng cao sự chuyên nghiệp cho người dân trong phục vụ du lịch. Đồng thời, đưa ra các gói kích cầu, kết hợp với biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách.
“Đến nay, tổng vốn đầu tư cho homestay đã lên tới trên 3 tỷ đồng. Ban đầu, nhiều người hoài nghi và cho rằng tôi quá phiêu lưu. Nhưng rồi, vượt qua bao khó khăn, khu nhà sàn mang đậm phong cách dân tộc Tày luôn rôm rả đón khách du lịch đến thăm, bất kể ngày thường hay kỳ nghỉ lễ. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho tất cả những cố gắng tôi đã bỏ ra.” - Anh Tới vui vẻ nói.
Lượng khách đến với La Bằng homestay ngày càng đông, nhiều khách trở lại lần 2, lần 3... Trong tháng 5 vừa qua, La Bằng homestay thu hút 3.500 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm và lưu trú. Vào những ngày cuối tuần, nghỉ lễ, lượng khách tăng mạnh và thường cần phải đặt trước. Đến nay, tổng doanh thu của cơ sở đạt từ 900 triệu đến1 tỷ đồng vào những tháng cao điểm.
Ngoài ra, để đảm bảo nguồn thực phẩm, anh Tới ký hợp đồng cố định với một số hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh. Hiện, cơ sở còn chủ động chăn nuôi cá tầm để bán cá thương phẩm và phục vụ chế biến món ăn cho du khách, với sản lượng 2 tấn/lứa.
Nói về mô hình du lịch cộng đồng tại địa phương, ông Dương Văn Vượng, Chủ tịch UBND xã La Bằng, đánh giá: Tận dụng dòng suối Kẹm trong xanh, điều kiện tiểu khí hậu mát mẻ, cùng với nhiều đồi chè đẹp, gia đình anh Nguyễn Văn Tới và một số hộ dân trong vùng đã đưa ra các dịch vụ phục vụ du khách. Đây cũng là hướng đi đang được địa phương khuyến khích phát triển. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng đề án về điểm du lịch cộng đồng với mục tiêu quy hoạch bài bản, phát triển du lịch bền vững, tạo cơ sở thuận lợi cho các cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển tương xứng với tiềm năng trong tương lai...
Tin liên quan
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung
09:25 | 25/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Thuận: Chú trọng chất lượng sản phẩm OCOP
10:46 | 01/08/2024 OCOP
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng
14:40 | 01/07/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp tết
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
11:55 Kinh tế
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 Nông thôn mới
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 Tin tức