Cẩn trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Long Biên. Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Bắc. Số ca mắc tiếp tục có xu hướng tăng nhanh. Riêng tại Hà Nội, tính đến ngày 18/11 đã có 13.437 ca mắc sốt xuất huyết (số mắc tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2021); trong đó có 16 ca tử vong (cùng kỳ năm 2021 không có ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 550/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp virus Dengue lưu hành đã xác định được là: DENV1 và DENV2, DENV4.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị khó khăn, có thể gây tử vong. Hiện tại nhiều bệnh viện quá tải và buộc phải cho một số ca nhẹ hơn theo dõi tại nhà, Nhưng người bệnh cần hết sức lưu ý, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, theo sát các dấu hiệu để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có). Nếu tự ý điều trị sẽ rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy người dân không được chủ quan. Khi sốt đến ngày thứ 2 không rõ nguyên nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Bệnh viện Thanh Nhàn: Sốt của sốt xuất huyết có thể khiến sốt rất cao không hạ nhưng chúng ta cần phải kết hợp các cách hạ sốt khác như chườm ấm, bởi nếu không đủ giờ mà người bệnh vẫn uống thuốc sẽ khiến cho men gan tăng rất cao. Chuyên gia khuyến cáo, sau khi hết sốt, người bệnh cần được chăm sóc chu đáo và nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, đặc biệt là theo dõi những thay đổi của cơ thể. Bởi đây là giai đoạn nguy hiểm, tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Khi có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay tới cơ sở y tế thăm khám.
Còn bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, khi người bệnh sốt cao bất thường, đau tức vùng gan, nôn nhiều có những biểu hiện xuất huyết từ ngày thứ 4 cần được đưa đến bệnh viện ngay để thăm khám, điều trị kịp thời.
TS, bác sĩ Trần Thị Nguyệt Nga, Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba cho biết: Dịch bệnh sốt xuất huyết cần phải được chẩn đoán rõ, đặc biệt từ ngày thứ 3 trở đi phải được theo dõi sát, chính vì vậy sốt xuất huyết là bệnh không được tự điều trị. Trong 3 ngày đầu, bệnh nhân chỉ có phản ứng sốt, cần được theo dõi thường xuyên. Người nhà cần cho bệnh nhân uống parcetamol đúng chỉ định để hạ sốt. Không dùng bừa bãi các loại thuốc hạ sốt khác nhau liên tục, vì có thể dẫn đến ngộ độc.
Ngoài ra, chế độ đinh ưỡng rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân giai đoạn đầu không muốn ăn nhưng trong giai đoạn này, bệnh nhân cố gắng ăn được sẽ đỡ biến chứng và hạ tiểu cầu. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung oresol, trường hợp bệnh nhân không thể uống được thì nên đến cơ sơ y tế để được truyền dịch. Nhưng đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch cần có chỉ định của bác sĩ, chính vì vậy không được tự ý truyền dịch tại nhà dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bài, ảnh: Thiện Tâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức