Hà Nội: 15°C Hà Nội
Đà Nẵng: 18°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 23°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 14°C Thừa Thiên Huế

Quỳnh Đôi – Từ vùng đất khoa bảng đến xã Nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Đầu tháng 11 vừa qua, xã Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) vinh dự đón bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Đây cũng là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Nghệ An.
Vùng đất khoa bảng giàu truyền thống

Bước qua cánh cổng làng uy nghi, rảo bước trên những con đường nhựa thênh thang cây xanh rợp bóng, ngắm nhìn những ngôi nhà cao ráo mái ngói đỏ tươi và bắt gặp ánh mắt lấp lánh niềm vui của người dân, mới cảm nhận hết thành quả ngọt ngào mà chương trình xây dựng NTM mang lại.

Nhưng có lẽ điều đặc biệt là giữa sự chuyển mình theo hướng hiện đại đó, Quỳnh Đôi vẫn giữ được gần như vẹn nguyên những giá trị của một làng văn hóa cổ nức tiếng một thời với nhiều quần thể di tích lịch sử gồm đền, đình, nhà thờ họ... Tất cả tạo nên một bức tranh mang dáng dấp của sự hiện đại pha lẫn truyền thống, vô cùng hài hòa, cân xứng.


Nổi tiếng là vùng đất khoa bảng, nhắc đến Quỳnh Đôi là người ta nhắc đến vùng đất giàu truyền thống hiếu học, là quê hương nhiều bậc vĩ nhân nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, Hồ Tùng Mậu, Phạm Đình Toái, Hồ Học Lãm, Hồ Sỹ Dương… Tương truyền từ thuở xa xưa, việc học hành, thi cử đã được người Quỳnh Đôi coi là nghề truyền thống. Những năm 1440 trên mảnh đất nhỏ hẹp, dẫu cuộc sống còn nhiều đói khổ song người làng Quỳnh luôn bảo ban nhau lấy sự học làm gốc. Với tỷ lệ đỗ đạt chiếm tới 10% số người đỗ đạt của vùng Nghệ Tĩnh rộng lớn, Quỳnh Đôi được mệnh danh là làng khoa bảng. Tinh thần ham học ấy giống như sợi dây vô hình truyền từ đời này sang đời khác. Theo thống kê, từ năm 1945 đến nay, xã có trên 1.000 người tốt nghiệp Đại học và trên Đại học, nhiều vị lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo tỉnh sinh ra trên mảnh đất này. Trong công cuộc đổi mới đất nước, người Quỳnh Đôi đã phát huy sự thông minh, nhanh nhạy, tinh thần cầu thị, xung kích của mình. Một mặt họ khuyến khích con em chú trọng việc học, mặt khác xông pha phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Khi chương trình xây dựng NTM được phát động năm 2011, nhận thức được đây là chủ trương đúng đắn, người dân đã tích cực hưởng ứng. Họ tự nguyện góp công, góp của, hiến đất, mở đường, tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục để cùng với chính quyền thay đổi diện mạo quê hương.

Chỉ sau 3 năm, xã Quỳnh Đôi đã vươn lên vị trí tốp 6 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, nhanh chóng trở thành xã đạt chuẩn NTM với nhiều kết quả ấn tượng. Cùng với xã Kim Liên (Nam Đàn) và Sơn Thành (Yên Thành), Quỳnh Đôi vinh dự được tỉnh Nghệ An lựa chọn là một trong 3 xã điểm xây dựng NTM kiểu mẫu.

Là một xã thuần nông, song Quỳnh Đôi không có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp do đặc điểm địa bàn hẹp, sâu trũng. Diện tích đất tự nhiên chỉ trên 400ha với dân số trên 5.000 người. Nguồn tài nguyên thiên nhiên lại càng khan hiếm. Nhưng bù lại Quỳnh Đôi có một kho tàng di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đồ sộ, đậm đà bản sắc, con người hiền hòa, chịu thương chịu khó, thông minh, hiếu học. Hiếm có nơi nào như mảnh đất này, chỉ trong chưa đầy 1km2 mà có tới 9 di tích Lịch sử - Văn hoá đã được xếp hạng; trong đó có 8 di tích Quốc gia: Đền Thần, Đình làng, Nhà thờ Họ Hồ, Nhà thờ họ Nguyễn Triệu Cơ, Đền thờ Hoàng Khánh, Đền thờ Quận công Hồ Sỹ Dương, Nhà thờ Quận công Hồ Phi Tích, Nhà thờ họ Dương; đặc biệt là cụm di tích Quốc gia Nhà thờ và Mộ cụ Hồ Tùng Mậu. Phát huy lợi thế sẵn có, địa phương lựa chọn xây dựng NTM gắn với bảo tồn và phát triển văn hóa tâm linh làm điểm nhấn.

Tại đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 Nghị quyết chuyên đề “Nâng cấp các tiêu chí NTM lên tiêu chuẩn kiểu mẫu” được ban hành. Bằng nhiều kênh, xã đã chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến chương trình NTM giai đoạn tiếp theo đến mọi người dân. Kèm theo đó là kế hoạch chi tiết về lộ trình, cách thức và thời gian thực hiện tiêu chí NTM kiểu mẫu. Bộ máy quản lý được kiện toàn từ xã đến thôn. Mỗi cán bộ, công chức theo chuyên môn, lĩnh vực của mình được giao nhiệm vụ phụ trách, bám sát đốc thúc hoàn thành các nhóm tiêu chí. Tại mỗi thôn xóm đều triển khai nghị quyết chuyên đề nâng cao sức lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ trong việc vận động nhân dân hoàn thiện các tuyến đường bê tông các ngõ, xóm.

Những điểm nhấn độc đáo

Trải qua 8 năm thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu, xã Quỳnh Đôi đã gặt hái được những thành quả đầy tự hào. Toàn xã huy động được 222,5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 106,5 tỷ, chiếm đến 48%. Con số ấn tượng đó cho thấy sự đoàn kết, đồng sức, đồng lòng của người dân đối với chương trình. Họ tích cực đóng góp xã hội hóa, hiến đất mở đường, góp ngày công xây dựng các nắp mương hai bên đường để mở rộng các tuyến đường ngõ xóm, trồng và chăm sóc các luống hoa ven đường tạo nên những con đường hoa rực rỡ, bắt mắt. Công tác tổng dọn vệ sinh thường xuyên từ trong nhà ra ngoài ngõ, bỏ rác đúng nơi quy định được thực hiện thường xuyên góp phần tạo nên môi trường sống ngăn nắp, sạch sẽ.

Việc tăng gia sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo được xã Quỳnh Đôi coi là nhiệm vụ then chốt, trọng tâm xuyên suốt quá trình xây dựng NTM kiểu mẫu. Trong những năm qua xã triển khai nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả như: nuôi tôm sú, tôm quảng canh, nuôi cá kết hợp nuôi cua và chăn nuôi mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với nghề trồng lúa.

Đặc biệt xã chú trọng phục hồi, tạo cơ chế và điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ. Hiện trên địa bàn xã có Quỳnh Đôi có làng nghề làm hương trầm và làng nghề bún lá được UBND tỉnh công nhận đang hoạt động hiệu quả. Với chất lượng và thương hiệu lâu đời, hương trầm làng Quỳnh rất được khách hàng ưa chuộng. Hàng năm vào dịp cận tết làng nghề lại tấp nập sản xuất và cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh một lượng lớn hương trầm, mang lại doanh thu trên dưới 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó bún lá làng Quỳnh Đôi cũng nức tiếng gần xa, mang lại thu nhập cao và ổn định cho nhiều hộ làm nghề.

Nhờ những bước đi đúng đắn, cơ cấu kinh tế xã nhà chuyển dịch đúng hướng. Năm 2020, tỷ lệ nông nghiệp, thủy sản đạt 22,73 %; Công nghiệp, xây dựng: 26,89 %; dịch vụ: 50,38 %. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 là 59,26 triệu đồng/người (tăng gấp 2,12 lần so với thời điểm đạt chuẩn NTM năm 2014). Xã không còn hộ nghèo; hộ cận nghèo 1,03%. Những năm tiếp theo Quỳnh Đôi phấn đấu không có hộ cận nghèo.

Về tiêu chí văn hóa, đây được được coi là thế mạnh của Quỳnh Đôi. Với phương châm xây dựng NTM nhưng không làm mất đi bản sắc văn hóa địa phương, một mặt xã từng bước nâng cao các tiêu chí về văn hóa, mặt khác chú trọng việc trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn thành các điểm tham quan du lịch tâm linh thu hút du khách trong và ngoài tỉnh. Các hoạt động văn hóa văn nghệ diễn ra thường xuyên, sôi nổi thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân.

Trong lĩnh vực giáo dục, phát huy truyền thống của vùng đất khoa bảng, phong trào giáo dục của xã nhà không ngừng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Hệ thống trường học khang trang, con em được học hành đến nơi đến chốn, nhiều em đỗ đại học với số điểm cao, thành đạt. Có được thành quả này ngoài tinh thần ham học là còn bởi xã Quỳnh Đôi luôn luôn chú trọng đẩy mạnh công tác khuyến học. Lễ khai bút đầu xuân ở Đình làng ngày mùng 2 Tết diễn ra hàng năm. Mỗi dòng họ đều có ban Khuyến học tổ chức lễ biểu dương, khen thưởng học sinh giỏi, học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng và đạt giải trong các kỳ thi. Hoạt động nhằm tôn vinh các thành tích xuất sắc của các em, qua đó góp phần tuyên truyền tinh thần hiếu học để các thế hệ noi theo.

Không dừng lại ở đó, Quỳnh Đôi rất biết cách tạo cho mình những điểm nhấn khác biệt. Hẳn nhiều du khách đến vùng đất địa linh nhân kiệt này đã rất ngạc nhiên khi giữa một vùng nông thôn lại có thể xây dựng một ngôi nhà tang lễ bề thế, khang trang đến thế. Nằm tách biệt khu dân cư, công trình kiến trúc nghiêm trang tọa lạc trên diện tích hàng nghìn m2, xung quanh có tường rào kiên cố. Nơi đây được dùng để tổ chức hoạt động văn hóa tâm linh của các tập thể, gia đình cá nhân. Bất kể gia đình nào (có hoặc không có hộ khẩu ở làng) có người mất, nếu có nhu cầu thì đăng ký tổ chức lễ tang ở nơi này, và chỉ phải bỏ ra 1 khoản kinh phí nhỏ. Theo ông Hồ Quang Thanh – cán bộ tư pháp xã, nhà tang lễ khởi công xây dựng năm 2013 do một người con của làng hỗ trợ đầu tư xây dựng với vốn đầu tư nhiều tỉ đồng sau đó bàn giao lại cho xã quản lý và sử dụng.

Quỳnh Đôi cũng là xã hiếm hoi việc đầu tư xây dựng bể bơi hoành tráng trại khu vực trung tâm xã để phục vụ các em nhỏ ở làng vào mỗi dịp hè sang, giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm vui tươi, bổ ích.

“Làn gió mát” NTM đến không chỉ làm thay đổi diện mạo, đời sống vật chất của người dân mà còn khiến đời sống tinh thần của họ cũng trở nên phong phú hơn. Cảm nhận được thành quả đó, mỗi người dân Quỳnh Đôi đều thêm quý, thêm yêu làng mạc, quê hương của mình.

Nhờ những bước đi đúng đắn, quyết liệt, sự đoàn kết, đồng lòng và nỗ lực không mệt mỏi, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Quỳnh Đôi đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị “đúng hẹn”. Ngày 6/11/2022, xã vinh dự được UBND tỉnh Nghệ An trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Nghệ An.

Không thỏa mãn với những thành quả đạt được, trong thời gian tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quỳnh Đôi quyết tâm giữ vững thành tích, không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng xã Quỳnh Đôi trở thành một điểm đến văn hóa tâm linh ấn tượng, một miền quê giàu đẹp, văn minh, ấm no, hạnh phúc như tinh thần tốt đẹp, nhân văn mà chương trình xây dựng NTM luôn hướng đến.

Bài, ảnh: Tuyết Trinh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

LNV - Trung tâm điều phối nông thôn mới huyện Quốc Oai đánh giá Ngọc Liệp đạt 16/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Theo đó, Ngọc Liệp đang trong diện phê duyệt và xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Phong Vân về đích NTM kiểu mẫu trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Phong Vân về đích NTM kiểu mẫu trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025

LNV - Là xã đồi gò ven sông Đà, Sông Hồng của huyện Ba Vì, Hà Nội, năm 2015 xã Phong Vân đã về đích nông thôn mới (NTM). Không bằng lòng với kết quả đó, Đảng bộ chính quyền và cả hệ thống chính trị xã Phong Vân đã lãnh đạo nhân dân thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ (2020- 2025), tiếp tục phấn đấu, triển khai xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì. Sau gần 08 năm nỗ lực phấn đấu, vượt mọi khó khăn, đến cuối năm 2023 xã Phong Vân đã về đích NTM nâng cao với chất lượng các tiêu chí đạt được rất cao.
Huyện Gia Lâm đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Gia Lâm đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng 15/1, Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân (HĐND), Ủy Ban Nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Gia Lâm, long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và tổng kết Phong trào thi đua năm 2024.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự chúc mừng huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự chúc mừng huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 15/1, UBND tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ công bố huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 theo Quyết định 1570/QÐ-TTg ngày 13/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Về dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hồ Đức Phớc.
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tin khác

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

LNV - Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đạt được những kết quả toàn diện, đi vào chiều sâu, duy trì xây dựng nông thôn mới đứng trong tốp đầu khu vực miền núi phía Bắc.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Vạn Thắng cách trung tâm huyện Ba Vì 07 km, diện tích 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 khẩu, nền kinh tế của xã đa thành phần gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, dịch vụ thương mại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã Vạn Thắng, sự đồng thuận của nhân dân, năm 2021 Vạn Thắng đã về đích nông thôn mới, năm 2022 xã tiếp tục về đích NTM nâng cao.
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

LNV -Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Buổi lễ là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương.
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Duy Xuyên đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

LNV - Với việc có thêm 7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện Sóc Sơn đã có tổng số 18/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương về đích “Huyện nông thôn mới nâng cao” trong năm 2025.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ. Ngọc Mỹ có làng nghề truyền thống tại 2 làng riêng: nghề nón, mũ lá; Nghề mộc đục chạm cao cấp, mộc dân dụng. Kinh tế của nhân dân chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại nhỏ lẻ. tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, kinh tế hàng năm đạt tăng trưởng khá, đời sống của người dân từng bước nâng cao.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - Xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội) ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương.
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

LNV - Trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì, (Hà Nội), tiền thân là trường phổ Thông dân lập cấp 2 Đồng Khánh, được thành lập từ năm 1959. Sau nhiều năm hoạt động liên cấp 1-2, đến năm 1992 UBND huyện Ba Vì ra quyết định thành lập Trường THCS Đồng Thái.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

LNV - Bên dòng sông Hậu êm đềm, làng nghề sản xuất dây keo tại xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) là một minh chứng sống cho sự cần cù và sáng tạo của người dân An Giang. Gần 2 thập kỷ qua, nghề làm dây keo đã gắn bó mật thiết với đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây, mang lại nguồn thu nhập ổn định và giữ một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và phát triển, làng nghề cần có những thay đổi mang tính đột phá.
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 24/12, UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ công bố xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện lị Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ.
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, Đoàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà đã tích cực triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa, góp phần cùng với chính quyền địa phương và người dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Các hoạt động này không chỉ tạo ra những công trình thiết thực mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng quê hương, phát triển cộng đồng.
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Thành phố Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

LNV - Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Kạn đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng NTM, đến nay diện mạo vùng nông thôn một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

LNV - Trung tâm điều phối nông thôn mới huyện Quốc Oai đánh giá Ngọc Liệp đạt 16/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Theo đó, Ngọc Liệp đang trong diện phê duyệt và xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030.
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

LNV - Nhắc đến rắn, chúng ta có thể hình dung ra một loại động vật bò sát có máu lạnh với những nét uốn lượn mềm mại khi chúng di chuyển. Tuy nhiên đâu phải sợ là không gặp, hoặc không có cơ hội được thấy, nhất là ở miền nam Việt Nam. Bắt rắn, ăn rắn, làm thuốc rắn, rượu rắn, cao rắn, kể chuyện về rắn, tất cả những điều này đã trở thành một nét văn hoá sâu đậm trong đời sống của người bình dân Việt Nam.
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

LNV - Từ nguồn vốn khuyến công, Trung tâm đối ngoại và quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Hải Phòng đã triển khai thực hiện hiệu quả các đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất” đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn tại thành phố Hải Phòng trong năm 2024, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động