Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú
Anh Moong Văn Sơn (bên trái) đang chăm sóc gia súc ở trang trại. |
Moong Văn Sơn sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện vùng cao Kỳ Sơn, Nghệ An. Bố mẹ anh mất sớm từ lúc anh Sơn mới 7 tuổi nên nên hai anh em trong gia đình phải chăm sóc nhau mà lớn lên. Vượt qua bao năm tháng vất vả, anh Moong Văn Sơn vẫn quyết tâm theo học và sau khi tốt nghiệp THPT, anh tiếp tục đăng ký đi học lớp Sơ cấp thú y do huyện Kỳ Sơn tổ chức, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt do Trạm khuyến nông huyện Kỳ Sơn.
Từ những kiến thức đã học được, anh Sơn đã biết áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, Sơn cũng chịu khó đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, chăn nuôi tập trung nhiều loại gia súc.
Sau nhiều cố gắng học tập, tích lũy kiến thức cho bản thân, năm 2016, anh Moong Văn Sơn trở về bản và làm hồ sơ xin vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Sơn 30 triệu đồng, vay Ngân hàng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn 50 triệu đồng. Bằng số tiền vốn đó, anh Sơn đầu tư mua trâu giống và bò cái sinh sản. Từ đó, nhờ sự cần cù, chịu khó, trong 7 năm tích cực chăm sóc và tái đầu tư, nay gia trại của anh đã có hơn 20 con bò, 16 con trâu, 20 con dê và gần 20 con lợn đen bản địa, cùng một trang trại rộng 5ha. Để có nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi đông đúc, Moong Văn Sơn đã trồng gần 2ha cỏ voi và cây sắn.
Những người trẻ mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm như Moong Văn Sơn đang là những nhân tố truyền cảm hứng cho mọi người, đặc biệt là bà con đồng bào Khơ Mú học tập và làm theo, để dần đẩy lùi được đói nghèo, lạc hậu. |
Anh Moong Văn Sơn chia sẻ: “Em muốn đưa gia đình vượt qua khó khăn thiếu thốn, muốn con cái mình được học hành đầy đủ, nên em luôn cố gắng làm nhiều nghề, chăn nuôi nhiều loại vật nuôi để lấy ngắn nuôi dài, ngoài trâu, bò, dê thì hiện tại em đang tiếp tục mở rộng gia trại và trồng thêm trên 1.000 cây chuối tiêu hồng. Mỗi năm hoạt động sảnn xuất ở trang trại mang lại cho gia đình trên 100 triệu đồng. Từ một hộ nghèo nay cuộc sống của gia đình đã khá, có điều kiện sống tốt hơn”
Sau nhiều năm lao động miệt mài, anh Sơn không chỉ cải thiện đời sống cho gia đình mà còn giúp đỡ những người xung quanh. Công việc của anh tạo ra thêm công ăn việc làm cho nhiều thanh niên trong bản.
Không dừng lại ở đó, anh Sơn còn thi vào lớp trung cấp y tế ở Thành phố Vinh và tự nguyện viết đơn xin tham gia làm cộng tác viên y tế cấp thôn bản. Cứ vậy, hàng ngày anh Sơn có thêm cả việc thăm khám, cấp thuốc, và chuyền trợ sức cho người bệnh trong bản.
Với những hoạt động tích cực của mình, anh Moong Văn Sơn là tấm gương tiêu biểu trong mọi hoạt động, phong trào của địa phương. Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế và tấm lòng vì cộng đồng, nhiều năm liền Moong Văn Sơn được nhận giấy khen của Ban Thường vụ Huyện Đoàn Kỳ Sơn. Năm 2018, Moong Văn Sơn là 1 trong 25 gương thanh niên người dân tộc thiểu số tiêu biểu của Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Nghệ An. Năm 2020, Moong Văn Sơn được UBND huyện Kỳ Sơn vinh danh là điển hình “Dân vận khéo”./.
Tin liên quan
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo
11:16 | 09/04/2024 Kinh tế
Tin mới hơn
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ
14:19 | 15/11/2023 Khởi nghiệp
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
11:01 | 07/11/2023 Khởi nghiệp
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 Bạn đọc và tòa soạn
Hương Trạch – Hà Tĩnh: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an năm 2025
14:46 Tin tức
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 Kinh tế
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 Làng nghề, nghệ nhân