Quảng Nam: Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Cor

TBV - Ngoài các món ẩm thực, trang phục độc đáo rực rỡ sắc màu cùng những làn điệu dân ca đến điệu múa kađấu của phụ nữ Cor làm xao xuyến lòng người. Từ cây tre, lồ ô, song mây, người Cor đã tạo nên những sản phẩm đan lát đặc sắc, tinh tế và bền chắc, phục vụ nhu cầu làm nông cụ cho bà con nông dân trong vùng, đến nay vẫn còn được người Cor nơi đây lưu giữ, đã tạo nên những nét đặc sắc riêng biệt.
Mới đây, chúng tôi có dịp về xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) công tác, được anh Huỳnh Ngọc Chiến, Chủ tịch UBND xã giới thiệu về một nghệ nhân hiếm hoi vẫn còn giữ được nghề đan lát truyền thống đã tồn tại lâu đời trong đồng bào Cor. Ngay sau đó, chúng tôi tìm về nhà ông trong cái lạnh giữa vùng biên những ngày giữa Đông.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn nhỏ vẫn giữ được những nét truyền thống của người Cor, già Đỗ Văn Thái, dân tộc Cor, thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Trong gia đình của người Cor, việc đan lát là việc của đàn ông. Do đó, từ lúc biết đi rừng, biết cầm rựa phát rẫy, ông đã được ông nội và bố dạy cho cách đan những vật dụng trong gia đình, từ những đồ vật đơn giản cho đến phức tạp. Mặc dù nguyên liệu để làm ra những sản phẩm này đều sẵn có trong tự nhiên, nhưng việc chọn nguyên liệu như thế nào để tạo ra một sản phẩm đan lát đẹp, bền không phải là chuyện dễ dàng, phải biết lấy những cây mây cám, mây song dài suôn đến cây tre, nứa, lồ ô không già quá, không non quá, không cụt ngọn. Khi mang về nhà không được để quá lâu vì cây khô sẽ khó chẻ nan và cũng không giữ được độ dẻo thích hợp. Cái nghề này già mê nó từ thuở nhỏ. Nghề đan lát truyền thống của tổ tiên, ông bà Cor để lại thì phận là con cháu phải biết giữ gìn, để sau này nó không bị mai một.


Già Đỗ Văn Thái, dân tộc Cor, thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My đang vót nan chuẩn bị
đan sản phẩm.


Năm nay, già Thái đã sống gần 77 mùa rẫy và đã gắn bó với nghề đan lát truyền thống của người Cor trên vùng đất này hơn 60 năm. Với niềm đam mê cháy bỏng về nghề đan lát truyền thống của người Cor, già Thái đã sáng tạo ra những sản phẩm đan lát từ cây mây rừng độc đáo, tinh xảo như: apứt (nia sẩy lúa), atró (gùi lúa nhỏ), ateo (gùi lúa lớn), xui (gùi ba ngăn của đàn ông Cor)... làm vật dụng phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho gia đình đến garác héc (mâm dùng cúng lễ), đáp ứng được nhu cầu của bà con trong làng sử dụng.

Theo đó, mỗi sản phẩm đan lát của người Cor đều có sự kết hợp hài hòa phù hợp với công năng của từng loại dụng cụ. Với cái xui (gùi ba ngăn của người đàn ông Cor), từ khi dùng đến lúc hư ít nhất là 30 năm. Đây là loại gùi được đan rất công phu và mất đến hai tháng trời, kể từ lúc vào rừng tìm mây, lựa tre đến kỹ thuật đan lát hết sức kỳ công. Kỹ thuật này rất khó và phức tạp, ít người đàn ông Cor có thể đan được, đòi hỏi sự kiên trì và tay nghề cao mới đan đúng và đẹp. Gùi đan những loại mây chắc như mây song, mây cám thì mới đẹp, có 3 phần chính, hai ngăn nhỏ ở bên thân gùi. Thân gùi được đan bằng mây, chung quanh thân có 4 thanh gỗ nhỏ hoặc mây áp vào thành từ đáy trở lên miệng và đáy gùi tương đối bằng nhau, giúp cho gùi được cứng cáp, không bị lệch khi mang nặng. Dây mang gùi đan bằng mây song, được vót mỏng để đan thì dây mới bền và chắc chắn...Đây là loại gùi mà người đàn ông Cor thường dùng để đựng cơm nếp, gạo, dao, rựa, thuốc hút, dụng cụ lấy lửa... để đi rừng, ở lại nhiều ngày săn bắt và làm nương rẫy.

Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, kỹ thuật đan lát truyền thống của người Cor cũng rất đa dạng, đồng bào thường chọn kiểu đan tùy theo công dụng của sản phẩm, chẳng hạn đan garác héc (mâm dùng cúng lễ), có thể được coi là một trong những kiệt tác của nghệ thuật đan lát truyền thống của người Cor sử dụng chất liệu cật tre và mây cám vót mỏng đều nhau, thể hiện sự phối kết hợp khá mềm mại, tinh xảo nhưng công phu. Khi đan sản phẩm này, già Thái thường dùng kỹ thuật xâu xiên, là kỹ thuật phức tạp và khó đan, rất ít người làm được. Với các loại gùi thì dùng kỹ thuật đan nan lóng mốt, nan lóng đôi và nan lóng ba... Miệng gùi loe rộng được quấn mây rất đẹp, gùi có dây quàng qua trán và ách tỳ vào gáy người đeo.


Mặt dù tuổi cao sức yếu, nhưng hằng ngày già Đỗ Văn Thái vẫn miệt mài truyền nghề
đan lát cho lớp trẻ.


Được biết, đến nay nghề đan lát truyền thống này đã gắn bó với người Cor suốt nhiều thập kỷ qua, có biết bao thăng trầm của lịch sử. Những sản phẩm đan lát của người Cor không chỉ là những vật dụng đơn thuần phục vụ sản xuất, mà còn là cái hồn dân tộc này. Tuy nhiên, nghề đan lát truyền thống độc đáo này của người Cor không đem lại giá trị kinh tế cao. Bây giờ, mỗi ngày già Thái chỉ vào rừng chặt khoảng 10 cây mây rồi mang về nhà đan dần, khi nào hết mới vào chặt tiếp. Sở dĩ nghề đan lát truyền thống ở đây không phát triển, một phần do lớp trẻ Cor không chịu khó theo học và đam mê với nghề. Phần khác, do hiện nay, các đồ dùng bằng nhựa, mẫu mã phong phú nên các loại vật dụng đan lát không còn được nhiều người lựa chọn như trước.

Chúng tôi chia tay già Đỗ Văn Thái và ngôi nhà sàn nhỏ bên cạnh con sông Kót, khi mặt trời dần khuất về phía Tây, để lại những ngôi nhà người Cor đang lên đèn, nhưng bên tai vẫn còn nghe văng vẳng giọng nói trầm buồn của già Thái với bao nỗi trăn trở in sâu trên khuôn mặt già: Làm sao giữ được nghề đan lát truyền thống để giữ cho được cái hồn bản sắc người Cor không bị mai một.

Bài và ảnh Nguyễn Văn Sơn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.

Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

LNV - Ngay từ 7h30 sáng ngày 10 tháng 4, tại khu chợ cổ làng Ước Lễ - ngôi làng nổi tiếng 500 năm với nghề giò chả truyền thống, hàng chục tay thợ đã sẵn sàng giã những mẻ giò đầu tiên cùng với cối, chày. Với những người thợ, nghề truyền thống đã ăn sâu vào tim, dù lâu lâu mới được thể hiện, họ vẫn say sưa vào cuộc nhiệt tình.
Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

LNV - Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được xem là một di sản sống của nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

LNV – Chiều ngày 12/4 (tức ngày 15/3/2025 âm lịch) tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã diễn ra lễ đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội”, đồng thời trao bằng công nhận “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội” là nghề truyền thống Hà Nội.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

LNV - Sáng ngày 7/4/2025 (tức ngày 10 tháng Ba năm Ất Tỵ) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 được trang trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, đỉnh Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

LNV - Là một trong 19 cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ. Đến bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đang cần mẫn may trang phục bên hiên cửa. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng khi “zoom” kỹ từng chi tiết hoa văn, đường thêu mới thấy được sự công phu, tinh xảo.
Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm qua, nghề đan đát ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân miền Tây sông nước. Tuy nhiên, khi công nghiệp ngày càng phát triển, làng nghề truyền thống này đang dần bị mai một là điều khó tránh khỏi. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường để khôi phục, phát triển làng nghề.
Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

LNV - Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Nghề ăn cơm dưới đất,  làm việc trên trời

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời

LNV - Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

LNV - Trải qua bao thăng trầm, làng nghề dệt thổ cẩm của các nghệ nhân đồng bào Khmer ở ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, huyện Thọ Xuân luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích các địa phương gìn giữ và phát triển nghề. Việc duy trì và phát triển các làng nghề không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Mặc dù đã có công việc ổn định từ nghề môi giới bất động sản, nhưng anh Phạm Văn Bình (38 tuổi), ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vẫn quyết định về quê để gầy dựng nghề làm nước mắm gia truyền, với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

LNV - Chiều 7/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến thăm cơ sở trưng bày gốm sứ truyền thống của gia đình Rakhimov.
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh nhữ
50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắ
Giao diện di động