Quảng Nam: Gian nan nghề khai thác dầu rái
Đến trước một cây dầu, anh Hiền dùng rựa phát xung quanh cây dầu một khoảng đất rộng chừng 1 m mà theo anh, đây là sự an toàn cho quá khai thác dầu và cũng là cách bảo vệ rừng tốt nhất. Một số người mới vào nghề, chưa kinh nghiệm chỉ việc phát xung quanh cây dầu không khéo lửa bén dễ gây cháy rừng. Rồi anh dùng rìu vạt miệng. Miệng dầu đã mở, người dân làm dầu gọi là mặt vạt. Theo đó, cây dầu từ 2 năm tuổi là có thể mở mặt vạt lấy được dầu. Còn cây cỡ lớn 1-2 người ôm, thì phải mở 3-4 mặt vạt, nhưng các mặt vạt này không được đối xứng nhau để khi hơ lửa, dầu chảy không trùng nhau.
Theo anh Hiền, người mở miệng dầu phải có kinh nghiệm, nếu mở không khéo, dầu chảy ra ít, lại ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây. Phải mở sao cho mặt vạt nhẵn đều, rãnh vạt xuôi xuống miệng máng dầu. Máng dầu là một chỗ khoét lõm trên mặt đất cạnh gốc dầu, khi lứa dầu đầu tiên chảy xuống, người ta không lấy mà để cho dầu chảy xuống đông cứng lại hình thành bề mặt của máng. Để lấy được dầu, người thợ chặt cây bông trang để khô rồi bó lại thành một bó đuốc chừng 20 cây, người dân gọi là chiếc thẻ. Khi đốt bó bông trang cháy lên, người thợ hơ vào chỗ vừa mới vạt miệng trên thân cây dầu. Ngọn lửa gặp hơi dầu, bén lửa cháy mỗi lúc một to. Khi mặt dầu đã chín, anh Hiền nhanh tay dùng cọ, một dụng cụ được lấy từ thân cây bông bồng chùi mặt ván để cho mạch dầu từ thân cây bắt đầu rịn chảy xuống máng phía dưới gốc cây dầu. Nếu mặt dầu còn sống dầu vẫn chảy ra, nhưng khi múc dầu về rồi, lứa dầu tiếp theo không chảy ra nữa.
Cũng theo anh Hiền, thông thường với một mặt vạt mới mở phải đốt năm lửa, mỗi lửa cách nhau 7 ngày. Sau lần đốt thứ 7, lứa dầu đầu tiên được múc, gọi là dầu vạt. Bảy ngày sau, lên đốt một lần là lấy được dầu, gọi là dầu hơ. Sau 7 lần đốt tiếp theo, mặt dầu đen lại, cũng là lúc phải vạt lại mặt vạt. Lứa dầu đầu tiên của lần vạt này gọi là dầu vạt hai. Cứ như thế tiếp tục khai thác. Một cây dầu, mỗi lần khai thác có thể cho ra được một ly, một chén dầu, tùy vào tuổi và độ có dầu của cây. Bình quân một tháng, một cây dầu sau khi vạt miệng có thể lấy 4 đợt dầu. Khi miệng dầu đã khô đen, tiếp tục mở miệng khác, cứ thế khai thác từ năm này qua năm khác mà cây dầu vẫn xanh tươi. Còn những giọt dầu cuối cùng đông lại gọi là dầu nguội.
Anh Hiền cho chúng tôi biết thêm: Cánh rừng Đại Thạnh thuộc núi Phúc Khương rộng hàng ngàn ha, gia đình anh có tới 800 cây dầu rái đã được cai quản hơn năm đời. Không ai giàu có từ nhựa dầu rái, nhưng cũng không ai bỏ hẳn cánh rừng bởi đó là gia sản của cha ông để lại. Và ở xã Đại Thạnh có gần 300 gia đình có các rừng dầu rái như vậy. Một chuyến đi dầu thường là 3 ngày, 2 đêm. Khu rừng dầu rái của anh thuộc khu vực Khe Mài (núi Hố Cua) không xa so với các khu rừng dầu của các hộ trong làng An Bằng, nhưng “quy trình” khai thác là vậy, phải lội quanh cả khu rừng, đi đến từng cây dầu nên phải nằm rừng vài ngày liền để đỡ tốn thời gian. Thường trong một chuyến khai thác dầu, một người có thể vạt miệng hơ lửa tới 200 cây dầu. Để thu được hai xải dầu (một xải dầu tương đương 22,5kg), thì phải mất 2 ngày lội rừng, đi bằng hết 200 gốc dầu để múc từng vá nhỏ. Công việc rất vất vả nhưng anh nói đã quen rồi và đây là nghề của cha ông để lại mà mình cần phải kế thừa, ghi nhớ để không phụ công người đã nhọc nhằn trồng và giữ rừng. Cũng theo anh Hiền, thời điểm này, một xải dầu, khi đem về tới nhà thương lái mua từ 350 - 400.000 đồng.
Bài và ảnh Nguyễn Văn Sơn
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân