Hà Nội: 8°C Hà Nội
Đà Nẵng: 17°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 21°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 16°C Thừa Thiên Huế

Quảng Bình: Hiệu quả các mô hình kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường bền vững và khả năng nhân rộng, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới (NTM) hiện nay ở Quảng Bình”.
Ông Nguyễn Nam Long, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Được thực hiện từ năm 2016, đến nay, nhiệm vụ “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng NTM hiện nay ở Quảng Bình” do Hội Nông dân tỉnh chủ trì đã cơ bản hoàn thành, đạt kết quả tích cực. Nhiệm vụ đã tập trung nghiên cứu thực trạng của các mô hình SXNN trên địa bàn tỉnh; đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các mô hình SXNN; đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng các mô hình SXNN hiệu quả cao...

Điển hình trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiệm vụ đã đúc kết: Tận dụng lợi thế tại các vùng trung du, miền núi tỉnh ta có quỹ đất để trồng cỏ, trồng ngô sinh khối và có nhiều phụ phẩm từ trồng trọt làm thức ăn cho bò, vì vậy, mô hình nuôi bò thịt đạt hiệu quả kinh tế khá cao; với quy mô 15 con/năm, cho thu nhập bình quân 206 triệu đồng/năm, lợi nhuận 167 triệu đồng, lãi 53%/năm.

Bên cạnh đó, mô hình chăn nuôi lợn sinh sản kết hợp với nuôi lợn thịt cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với chỉ nuôi lợn thịt. Hộ gia đình còn chủ động được nguồn cung cấp con giống, vừa tiết kiệm chi phí mua con giống, vừa bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch bệnh. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi đã ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi; bình quân thu nhập từ chăn nuôi lợn của mỗi lao động trong gia đình trên 390 triệu đồng/năm.

Với tài nguyên đất đai rộng lớn, Quảng Bình phù hợp với các loại cây ăn quả và phát triển rừng trồng.


Về lĩnh vực trồng trọt, qua nghiên cứu, cho thấy, với thời tiết có đủ 4 mùa thuận lợi cùng với tài nguyên đất đai rộng lớn, Quảng Bình phát triển trồng các loại rau phong phú theo mùa cùng với cây ăn quả và phát triển rừng trồng. Ngoài ra, các hộ trồng rừng còn có thể kết hợp chăn nuôi (nuôi trâu, bò, ong) để phát triển kinh tế.

Trong lĩnh vực thủy sản, nhiệm vụ đã lựa chọn nghiên cứu một số đối tượng sản xuất, như: Nuôi tôm trên cát, cá lồng, cá ao hồ, cá lóc… Qua khảo sát, một số hộ nuôi cá lồng trên sông Kiến Giang và sông Nhật Lệ, cho thấy, với 8 lồng mỗi hộ, diện tích mỗi lồng 10m2 thì cần chi phí là trên 233 triệu đồng, lợi nhuận thu được trên 70 triệu đồng.

Cùng với đó, nhiệm vụ đã tiến hành khảo sát một số tổ chức, cá nhân trồng, chế biến cây dược liệu, sản phẩm trà uống, như: Hợp tác xã (HTX) Sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh, HTX Sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm, HTX Sản xuất tinh dầu Như Oanh. Kết quả điều tra cho thấy, chi phí trồng và chế biến 1ha mỗi năm là 164,42 triệu đồng, lợi nhuận là 255,8 triệu đồng.

Bà Trần Thị Như Oanh, ở xã Nam Trạch, Bố Trạch cho hay: Hiện nay, tinh dầu sả có thương hiệu Như Oanh do HTX sản xuất đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện, HTX đầu tư thêm kinh phí mua dụng cụ đựng tinh dầu và bao bì, nhãn mác, phục vụ việc bán lẻ ra thị trường, được khách hàng đón nhận và đạt giá trị cao hơn rất nhiều. Để tiếp tục giữ gìn thương hiệu, HTX duy trì sản xuất công nghệ cao, tạo ra sản phẩm chất lượng, uy tín. Từ đó, ngày càng giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xây dựng NTM.

“Từ kết quả điều tra, nhiệm vụ cũng đã đề xuất một số mô hình mang lại hiệu quả cao về kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái cần nhân rộng, như: Chăn nuôi bò thịt, nuôi ong, nuôi lợn sinh sản kết hợp nuôi lợn thịt, trồng rau màu truyền thống, nuôi cá lóc, cá lồng trên sông, cá ao hồ nước lợ, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp với chăn nuôi, lúa-cá kết hợp; trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản kết hợp; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đối với cây dược liệu; mô hình trồng lúa; trồng rau ứng dụng công nghệ cao; nuôi tôm trên cát; nuôi cá ao hồ nước ngọt…”, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Nam Long, chia sẻ thêm.

Theo nhận xét của Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ, qua kết quả nghiên cứu của Hội Nông dân tỉnh, nhiệm vụ sẽ cung cấp những cơ sở khoa học, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đánh giá đúng thực trạng các mô hình SXNN ở nông thôn hiện nay, từ đó có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các mô hình SXNN trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời giúp chính quyền các cấp, doanh nghiệp, các nhà đầu tư đưa ra những quyết định, hướng đi để xây dựng kế hoạch phát triển, mở rộng các mô hình hiệu quả. Cơ sở dữ liệu của nhiệm vụ sẽ phục vụ cho những nhà nông, nhà doanh nghiệp tham khảo, tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, kinh tế gia đình và nhu cầu thị trường. Từ đó, góp phần thúc đẩy vào công cuộc xây dựng NTM, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương.

Bài, ảnh: Hương Trà

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

LNV -Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Buổi lễ là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương.
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Duy Xuyên đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

LNV - Với việc có thêm 7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện Sóc Sơn đã có tổng số 18/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương về đích “Huyện nông thôn mới nâng cao” trong năm 2025.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ. Ngọc Mỹ có làng nghề truyền thống tại 2 làng riêng: nghề nón, mũ lá; Nghề mộc đục chạm cao cấp, mộc dân dụng. Kinh tế của nhân dân chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại nhỏ lẻ. tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, kinh tế hàng năm đạt tăng trưởng khá, đời sống của người dân từng bước nâng cao.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - Xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội) ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương.
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

LNV - Trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì, (Hà Nội), tiền thân là trường phổ Thông dân lập cấp 2 Đồng Khánh, được thành lập từ năm 1959. Sau nhiều năm hoạt động liên cấp 1-2, đến năm 1992 UBND huyện Ba Vì ra quyết định thành lập Trường THCS Đồng Thái.

Tin khác

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

LNV - Bên dòng sông Hậu êm đềm, làng nghề sản xuất dây keo tại xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) là một minh chứng sống cho sự cần cù và sáng tạo của người dân An Giang. Gần 2 thập kỷ qua, nghề làm dây keo đã gắn bó mật thiết với đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây, mang lại nguồn thu nhập ổn định và giữ một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và phát triển, làng nghề cần có những thay đổi mang tính đột phá.
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 24/12, UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ công bố xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện lị Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ.
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, Đoàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà đã tích cực triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa, góp phần cùng với chính quyền địa phương và người dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Các hoạt động này không chỉ tạo ra những công trình thiết thực mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng quê hương, phát triển cộng đồng.
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Thành phố Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

LNV - Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Kạn đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng NTM, đến nay diện mạo vùng nông thôn một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên.
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

LNV - Một số mô hình sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, mà còn cung ứng cho thị trường một lượng lớn nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt nhờ xây dựng tốt vùng nguyên liệu đến quy trình sản xuất đến nay công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà, xã Nông Thượng (TP. Bắc Kạn) đã có các sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia và đang từng bước vươn ra thị trường lớn.
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

LNV - Với những thế mạnh của mình nhằm phát huy hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có những kết quả nổi bật.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

LNV - Những năm qua, công tác tổ chức, triển khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

LNV - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện. Ngay từ đầu giai đoạn, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

LNV - Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã ban hành công văn số 1545-CV/HU ngày 4/6/2024 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện trong 2 năm 2024 - 2025.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, huyện Thạch Thành luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện. Trong đó, nổi bật các mô hình sinh kế giảm nghèo từng bước mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới

LNV - Nông dân (ND) đóng vai trò trung tâm và chủ thể quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Thới gian qua, hội ND huyện Tháp Mười đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy vai trò của ND, tạo chuyển biến rõ rệt trong xây dựng NTM ở địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”

Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”

LNV - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”.
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

LNV - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hàng trăm cơ sở, hộ gia đình trong Làng nghề Bún – Bánh An Thái ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn hối hả chạy đua với thời gian để có sản phẩm kịp phục vụ Tết.
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

LNV -Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Buổi lễ là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển ki
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động