Quận Bắc Từ Liêm ( Hà Nội): UBND phường Thụy Phương “tăng gia” bằng việc trông giữ xe tại trụ sở
Vừa qua, Thời báo làng nghề Việt nhận được nhiều lượt thông tin của người dân phường Thụy Phương (Bắc Từ Liêm) phản ánh về tình trạng khuôn viên của UBND phường biến thành điểm trông giữ xe trái phép nhằm trục lợi từ việc hàng đêm trông giữ hàng chục chiếc xe ô tô.
Để xác minh thông tin, phóng viên Thời báo Làng nghề Việt đã có nhiều ngày ghi nhận và tìm hiểu thực tế vấn đề trên. Qua đó, phản ánh của bạn đọc về vấn đề trông giữ xe trái quy định tại trụ sở phường Thụy Phương là có cơ sở.
Ban đêm các loại xe đỗ gửi kín sân UBND phường Thụy Phương.
Theo ghi nhận của phóng viên,vào thời điểm 20h ngày 13/11/2016 khi này, sân ủy ban xe đỗ kín trước mặt tiền của ủy ban, không có chỗ trống, tiếp đến chiều ngày 14/11 thì những chủ xe nhận xe đi làm nên sân Ủy ban thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, vẫn có những xe đậu đỗ thường xuyên khung cảnh vẫn khá “tấp nập” .
Sân Ủy ban trong giờ hành chính cũng là bãi gửi xe của cả xe tải và ô tô khách…
Trao đổi với phóng viên, anh T người thường xuyên gửi xe ở đây cho biết: “Khuôn viên ở ủy ban phường hiện có khoảng hơn 20 chiếc xe các loại (xe tải, xe cẩu, xe khách, xe con ..) thường đến đỗ qua đêm chi phí đậu đỗ từ 400.000 – 600.000 đồng mỗi xe/tháng”.
Những chiếc xe nhiều ngày qua được gửi tại trụ sở phường.
Như vậy, với hàng chục chiếc xe ô tô gửi ổn định tại sân trụ sở, chỉ cần tính nhẩm UBND phường Thụy Phương cũng “bỏ túi” hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Và việc trông giữ xe trái phép này đã diễn ra từ lâu khiến dư luận không khỏi băn khoăn đặt ra nhiều câu hỏi: Số tiền thu được từ việc trông giữ xe tại sân UBND phường Thụy Phương đã chảy vào túi ai?. Số tiền này được sử dụng như thế nào?. Và ai là người cho những chiếc xe kia vào “bãi xe” tại sân UBND phường?
Đặc biệt, việc UBND phường Thụy Phương “tăng gia” bằng việc biến trụ sở thành điểm trông giữ xe thu phí liệu UBND quận Bắc Từ Liêm có nắm bắt được và sẽ xử lý như thế nào?
Thời báo Làng nghề Việt sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Duy Dũng
Điều 9. Yêu cầu về sử dụng công sở
1. Yêu cầu chung về sử dụng công sở
a) Việc sử dụng công sở phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích; không được chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở...;
b) Việc sử dụng diện tích và trang thiết bị làm việc phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức của từng chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực công tác theo quy định;
c) Bên ngoài cổng chính của công sở phải gắn biển tên và địa chỉ của cơ quan;
d) Quy chế nội bộ của cơ quan phải được niêm yết công khai tại cổng chính của cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan và khách đến liên hệ công tác biết và chấp hành;
đ) Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác;
e) Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có bộ phận thường trực cơ quan làm việc 24/24 giờ để bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan;
g) Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có trang thiết bị phòng chống cháy, nổ và phải được kiểm tra định kỳ đảm bảo yêu cầu xử lý khi có sự cố xảy ra;
h) Công tác vệ sinh công sở phải được thực hiện thường xuyên bảo đảm sạch sẽ, vệ sinh môi trường làm việc.
2. Yêu cầu về sử dụng phòng làm việc trong công sở
a) Bên ngoài các phòng làm việc phải có biển ghi tên đơn vị, chức danh cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong phòng;
b) Các trang thiết bị trong phòng làm việc phải được bố trí gọn gàng và thuận lợi cho các thành viên trong phòng làm việc;
c) Không được sử dụng các thiết bị đun, nấu của cá nhân trong phòng làm việc;
d) Không được để các vật liệu nổ, chất dễ cháy trong phòng làm việc;
đ) Hết giờ làm việc, các thiết bị điện phải được tắt, cửa phải được khoá;
e) Khi nghỉ làm việc từ 3 ngày trở lên, phòng làm việc phải được niêm phong.
3. Yêu cầu về sử dụng các bộ phận công cộng, kỹ thuật và phục vụ trong công sở
a) Các bộ phận công cộng, kỹ thuật và phục vụ phải có biển ghi tên các bộ phận đó để tiện lợi cho việc quản lý sử dụng;
b) Các bộ phận kỹ thuật phải có biển hướng dẫn sử dụng; đối với các bộ phận kỹ thuật có sự nguy hiểm như thiết bị điện, cứu hoả... thì phải có cảnh báo sự nguy hiểm và ngăn ngừa những người không có trách nhiệm sử dụng;
c) Phòng tiếp dân và phòng tiếp khách phải được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an. Phòng tiếp dân, tiếp khách phải có đủ diện tích và bàn ghế để phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng như khi cán bộ, công chức gặp gỡ, làm việc; Khách đến liên hệ công tác phải đăng ký với bộ phận thường trực cơ quan để được hướng dẫn vào công sở và phải chấp hành sự chỉ dẫn của thường trực cơ quan;
d) Căn cứ vào nhu cầu công tác của cơ quan để bố trí các phòng họp cho phù hợp. Phòng họp cần được bố trí đầy đủ các trang thiết bị như bàn ghế, âm thanh, ánh sáng và các trang thiết bị khác để đáp ứng yêu cầu công tác của cơ quan. Quy chế Quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 | 14/11/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn
VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023
14:54 | 26/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường