Phục hồi sản xuất, kinh doanh, giữ việc làm cho người lao động
Ngành dệt may chịu tác động của dịch Covid-19 khiến nhiều lao động bị mất việc làm. Trong ảnh: Công nhân làm việc trong một xưởng may ở TP Đồng Hới (Quảng Bình).
Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), phục hồi sản xuất, kinh doanh được triển khai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ việc làm và chặn đà suy giảm thu nhập cho người lao động (NLÐ), tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
30,8 triệu lao động bị ảnh hưởng
Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết, sáu tháng đầu năm 2020, cả nước có 30,8 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó, ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng, tương đương 17,6 triệu người. Lao động trong khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Theo Vụ trưởng Thống kê dân số và lao động (TCTK) Vũ Thị Thu Thủy, tính riêng quý II, lao động có việc làm giảm 2,4 triệu người so quý I và giảm gần 2,6 triệu người so cùng kỳ năm 2019. Ðây là năm ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục của lực lượng lao động trong 10 năm qua. "Ðiều này cho thấy, dịch Covid-19 đã khiến đa số NLÐ mất việc phải tạm thời rời khỏi thị trường lao động trong thời gian dịch bệnh lây lan, nhất là trong tháng 4, khi áp dụng nghiêm ngặt và triệt để các biện pháp giãn cách xã hội. Lao động nữ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lao động nam", bà Thủy cho biết. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã khiến tình trạng lao động không sử dụng hết tiềm năng trong nền kinh tế tăng cao gấp 1,5 lần so với quý I và cùng kỳ năm trước. Hầu hết lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người trẻ, dưới 34 tuổi.
Cũng theo TCTK, thu nhập bình quân tháng của lao động quý II là 5,2 triệu đồng, giảm 525 nghìn đồng so quý trước và giảm 279 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2019. Ðây là lần đầu tiên trong 5 năm qua, thu nhập của NLÐ trong quý II sụt giảm. Tuy nhiên, mức thu nhập của NLÐ giảm không đáng kể do gần 1/3 lực lượng lao động hiện tham gia vào nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những lĩnh vực bị ảnh hưởng không đáng kể từ dịch Covid-19. Bên cạnh đó, vẫn có một số ngành nghề hoạt động tốt ngay cả khi có dịch bệnh và tiếp tục tăng thu nhập cho NLÐ. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam sáu tháng đầu năm là 2,73%, lần lượt tăng 0,51 điểm phần trăm và 0,57 điểm phần trăm so với quý IV và cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn ở mức thấp khi so với tình trạng thất nghiệp chung toàn cầu. Trung tâm quốc gia về Dịch vụ việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, số lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong quý II tăng 24% so cùng kỳ năm 2019.
Bức tranh về lao động, việc làm cũng tương đồng với tình hình đăng ký kinh doanh sáu tháng đầu năm. Theo Cục trưởng Quản lý Ðăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Bùi Anh Tuấn, tất cả các chỉ số về DN thành lập mới, tổng vốn đăng ký và tổng số lao động đăng ký đều giảm tương ứng 7,3%, 22% và 21,8% so cùng kỳ. Nhưng dấu hiệu khởi sắc bắt đầu xuất hiện từ khi cả nước bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển mới. Cụ thể, trong tháng 5 và tháng 6, số lượng DN thành lập mới đã tăng trở lại ở tất cả 17 ngành nghề và bắt đầu tăng nhanh số lượng để tận dụng cơ hội khi dịch bệnh được kiểm soát. Riêng số DN quay trở lại hoạt động trong sáu tháng đầu năm tăng 16,4% so cùng kỳ.
Cần gói hỗ trợ dài hạn
Ðại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ bùng nổ làn sóng dịch lần thứ hai. Ðiều này chắc chắn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của NLÐ tại Việt Nam. Nhiều dự báo cho thấy, sáu tháng đầu năm chưa phải đỉnh điểm của tình trạng mất việc làm vì các DN vẫn đang duy trì đơn hàng ký từ năm 2019. Một số ngành sử dụng nhiều lao động sang quý III mới "thấm đòn" do đứt gãy hợp đồng xuất khẩu trong những tháng cuối năm, khả năng chống chịu của các DN ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và thu nhập của NLÐ trong thời gian tới.
Ðể hỗ trợ DN, NLÐ phục hồi sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế, TCTK đề xuất cần tập trung đẩy mạnh việc thực hiện gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, bảo đảm chi đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả.
Phó Tổng cục trưởng TCTK Phạm Quang Vinh cho biết, đến cuối tháng 6-2020, cả nước mới giải ngân 11.320 tỷ đồng cho 11,2 triệu người dân gặp khó khăn theo Nghị quyết số 42/NQ-CP. Như vậy số tiền giải ngân còn chậm, nhất là giải ngân cho NLÐ bị mất việc và hộ kinh doanh. Cùng với đó, cần đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, nhất là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 như: công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn và bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải… Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát trên thế giới, lao động không sử dụng hết tiềm năng có xu hướng gia tăng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích NLÐ học tập nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động trong trạng thái "bình thường mới". Mặt khác, cần tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo và đào tạo lại NLÐ. Khuyến khích DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ phát huy tiềm năng và thế mạnh góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Về phía DN và NLÐ, cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất đáp ứng yêu cầu mới để đào tạo, nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu lao động trong xã hội.
Trước thực lực DN Việt Nam còn yếu, nhất là DN nhỏ và vừa, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, ngoài cơ chế khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19, cần bổ sung chính sách đặc biệt nhằm tái cơ cấu DN mạnh mẽ hơn, không chỉ tái cơ cấu thị trường đầu vào, tái cơ cấu đầu tư mà còn tái cơ cấu lao động, tăng sức chống chịu của cả nền kinh tế. Các gói hỗ trợ cần mang tính dài hạn không chỉ cho năm 2020 mà cho một đến hai năm tiếp theo. Hiện Chính phủ đang giao các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch tổng thể hỗ trợ kích thích kinh tế dài hơn, điều hành chủ động, linh hoạt hơn nữa công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Tô Hà
Theo Nhân dân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp
11:55 | 11/07/2025 Kinh tế

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
11:54 | 11/07/2025 Kinh tế

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa
10:12 | 11/07/2025 Kinh tế

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 | 10/07/2025 Kinh tế

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản
13:57 | 09/07/2025 Kinh tế

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 | 09/07/2025 Kinh tế
Tin khác

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 | 08/07/2025 Kinh tế

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân