Phố trong làng
Làng quê ngày nay
Cứ ở đâu có Dự án, có Quy hoạch đường thì giá đất ở đó nóng lên từng ngày, đất ở các khu trung tâm thị trấn có giá cao vì nhu cầu sử dụng để xây nhà là có thật, còn thị trường đất ở khu vực vùng ven trung tâm cũng sốt theo, có những chỗ trong thời gian dài vẫn nằm trên thị trường chuyển nhượng thì đó lại là câu chuyện…
Về đến đầu làng đã thấy xuất hiện các khu đất đấu giá, phân lô, bán nền; đất ở nông thôn có nhiều chỗ giá cao chẳng thua kém gì đất thành phố; nông thôn bây giờ đã thay đổi quá nhiều; nhà ống, nhà cao tầng với đủ loại hình kiến trúc khác nhau và lối sống hiện đại đã len lỏi vào tận đường làng, ngõ xóm.
Khu công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người dân; quy hoạch giao thông được mở rộng, giao thông liên tỉnh thuận lợi. Đủ các loại hình kinh doanh để kiếm sống. Nhớ lại, độ 10 năm về trước, khi nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 và Thái Bình 2 khởi công, khu vực xung quanh mọc lên nhà hàng, dịch vụ ăn uống, vui chơi sầm uất chả khác gì phố thị, thị trường bất động sản cũng rất sôi động. Đây là lúc xây dựng, khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động, hàng quán bắt đầu thưa dần, có nhà còn bỏ không, xập xệ hoàng tàn; với người kinh doanh họ xác định chỉ cần tranh thủ chớp nhoáng vài năm, sau lại đi tìm nơi có dự án mới, khác để tiếp tục kinh doanh.
Ở nông thôn có nhiều gia đình xây nhà to, đẹp là do con cái đi làm ăn xa có điều kiện gửi tiền về xây nhà, hoặc các hộ gia đình giàu lên nhờ kinh doanh, buôn bán. Mặt khác đời sống của người dân đã khá giả hơn rất nhiều lần, hình ảnh người nông dân thức khuya dậy sớm được hiện thực hóa bằng người công nhân ngày làm 8 tiếng, lương tháng 5-6 triệu. Về quê có người nói vui rằng ở quê bây giờ “việc đi tìm người” chứ không phải người đi tìm việc, cần gì phải Nam, Bắc ngược xuôi để mưu sinh. Nhiều hộ gia đình không khác gì cán bộ trên phố.
Làng xưa cũ trong tôi
Làng quê, nông thôn, luôn là vấn đề mà tôi quan tâm và dành nhiều cảm xúc. Tôi có may mắn hơn rất nhiều người con xa quê khác, bởi tháng nào tôi cũng về quê thăm gia đình, nhận thấy được sự thay đổi sau mỗi lần về. Nhớ lại, năm 1993, 1994, khi đó xã bắt đầu có điện; điện về làng là sự nỗ lực của các cấp, chính quyền; còn đối với người dân là một cảm nhận lớn về sự thay đổi; chiếc quạt bàn, quạt cây MD trong nhà như một vật dụng phổ biến được nâng niu và giữ gìn, bọc nilon cẩn thận, nhà nào dùng quạt của Thái Lan được cho là “ăn chắc mặc bền”. Chiếc đèn măng xông, đèn dầu, dần được thay bằng bóng đèn sợi đốt, hôm nào điện yếu bóng đèn sáng đỏ lờ mờ. Lúc đấy, ông bà ta ngồi quạt mát nhớ lại cảnh dùng quạt mo, đèn dầu; các mẹ nuôi con thơ, ru con suốt năm canh, thấy đó là một điều gì đó thật vi diệu. Đây mới chỉ là điện về làng thôi.
Ngày đó, Tivi đen trắng ở quê rất có giá trị, tôi nhớ nửa xóm mới có cái tivi đen trắng, tối đến chủ nhà để ra ngoài sân ngồi xếp hàng để xem; thi thoảng có chiếu phim màn ảnh rộng ở sân kho, chạy bằng máy nổ; sau có vài gia đình có tivi màu Gostan, Sam Sung 14-16 inch, tối đến người già, trẻ con ngồi kín nhà xem phim Bao Thanh Thiên.
Thế hệ tôi không phải trải qua thời kỳ bao cấp, không được chứng kiến cảnh tem phiếu, ăn cơm độn khoai nhưng vẫn cảm nhận được cảnh “tháng ba, ngày tám” hay “nước sôi rồi mà chửa thấy gạo đâu”, bởi lẽ chưa đến mùa đã hết thóc, phải đi ăn đong. Cũng thật dễ hiểu cho điều này, do cảnh nhà đông con, gạo lại là nguyên liệu chính cho bữa ăn hàng ngày, hơn nữa cấy lúa không mang lại hiệu quả năng suất cao, hạt thóc, hạt gạo còn làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; phải bán thóc đi để lấy tiền trang trải sinh hoạt hàng ngày. Tất cả đều trông chờ vào hạt thóc.
Điều thú vị nhất của đám trẻ con ở quê ngày đó được trải nghiệm; mới học lớp 4, lớp 5 mà đứa nào cũng biết “thổi cơm” bếp rạ, được người lớn hướng dẫn, sau vài lần “cơm sống, cơm khê, cơm dính đầy tro” là nấu cơm ngon lành. Cái khó đối với bọn trẻ con khi vùi cơm xuống bếp không được để tro lẫn cùng với cơm; bởi nồi cơm rất nóng và nặng, khi ủ xuống đống tro đỏ lửa vì nhỏ, không bê được nên thả vèo một cái xuống đống tro, vung xoong bật ra ngoài, tro bụi mù cả gian bếp; hôm nào trời mưa, rạ ẩm thổi bếp toét cả mắt lửa mới cháy lên được. Chính những trải nghiệm đó đã đem lại cho chúng tôi một tuổi thơ đầy đẹp đẽ, tích lũy riêng cho mình một hành trang để tự lập trên những dặm đường dài và rộng.
“Người” mà hướng dẫn đám trẻ chúng tôi cách thổi cơm, cách đổ nước nồi cơm, có người đã về với miền cực lạc; có người vẫn còn sống để chứng kiến, tận hưởng sự thay đổi của làng quê, đời sống được nâng lên, không còn cảnh tháng ba, ngày tám, nhà nào cũng có vật dụng cần thiết trong gia đình như: tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bếp ga, công trình vệ sinh khép kín không có gì xa lạ, nhà cửa khang trang.
Nông thôn đang từng ngày đổi mới, có nhiều điều chúng ta chưa cảm nhận và hiện thực hết được; nhưng dù có thay đổi như thế nào thì làng quê luôn là “cái gốc” để chúng ta gìn giữ, tìm về và níu giữ tâm hồn người con xa quê. Để, người làng ta ra phố, người phố lại tìm về làng.
Hữu Thuật
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 Văn hóa - Xã hội

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”
21:00 Du lịch làng nghề

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 Xúc tiến thương mại

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới