Người giữ hồn Tây Nguyên
Người đàn ông hơn 20 năm sưu tầm cổ vật Tây Nguyên
Mặc dù sinh ra và lớn lên ở TP. HCM, ông Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1957, biệt danh là Hải Tây Nguyên) luôn có tâm hồn hướng về văn hoá và di sản vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là Tây Nguyên. Chia sẻ cùng PV, ông Hải cho biết, niềm đam mê này xuất phát từ khi ông còn làm Giám đốc dự án cho Công ty Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Thương mại BMC. Tại đây, ông Hải đã có cơ hội đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hoá, nhưng đối với ông, miền đất Tây Nguyên lại sở hữu một nét hài hoà, bình dị đến lạ.
![]() |
“Ngày đầu tiên đứng trên đỉnh núi Tây Nguyên, nhìn xuống các buôn làng, tôi thấy khung cảnh rất thơ mộng, với tiếng chim hót, tiếng suối chảy, hương thơm của hoa lan rừng. Tất cả hoà quyện lại khiến tâm hồn con người ta như muốn rũ bỏ hết những gì ồn ào, tấp nập chốn đô thị xô bồ để về vùng đất thân thương này. Càng đi sâu tìm hiểu, bản thân tôi càng yêu thích con người và nếp sống nơi đây. Tính cách họ hiền lành, chất phác, hàng ngày chỉ có săn bắn và hái lượm. Chính cái bình dị, gần gũi nhưng huyền bí bởi nhiều giai thoại truyền miệng từ người dân nơi mảnh đất này đã khơi gợi trong tôi khát khao tìm hiểu, sưu tập những món đồ, có giá trị văn hoá Tây Nguyên,” ông Hải mê mẩn chia sẻ.
Với tâm hồn luôn hướng về văn hoá di sản vùng đồng bào dân tộc, ông Hải đã trở thành nhà sưu tập liên quan đến các cổ vật Tây Nguyên hơn 20 năm qua. Ghi nhận đến nay, ông Hải sở hữu hơn 1000 hiện vật về đồng bào Tây Nguyên và một số văn hoá khác như nhạc cụ, đồ dùng sinh hoạt, trang sức,... Bộ sưu tập cổ vật của ông chủ yếu về văn hoá người Ê-đê, J'rai, Xtiêng, Cơ ho và Cơ tu. Tại căn nhà ở TP. HCM, ông Hải giới thiệu đến chúng tôi hiện vật đầu tiên trong bộ sưu tập: Chiếc đàn Chapi do nghệ sĩ nhân dân Y Moan tặng. Theo ông Hải, đàn Chapi là nhạc cụ truyền thống độc đáo của người Raglai, vẫn đang được cộng đồng này gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay, đặc biệt phổ biến trong các dịp lễ hội của người Raglai.
![]() |
Một cổ vật khó quên khác đối với nhà sưu tập là chuỗi trang sức làm bằng 28 chiếc sừng của 14 con min (bò rừng) mua từ người đàn ông ở Kon Tum. Trong khi đó, bộ sưu tập ấn tượng nhất lại chính là tượng nhà mồ Tây Nguyên, bao gồm tượng người đàn bà khóc mếu vì mất người thân, tượng hình các con thú, tượng tình mẫu tử,... được những nghệ nhân chế tác trong giây phút ngẫu nhiên. Nhớ về những thăng trầm suốt hành trình sưu tập cổ vật, ông Hải vẫn chưa quên nỗi khó khăn qua những lần ngỏ ý mua hiện vật từ người dân. Một số nơi ông phải đến đi lại nhiều lần, người chủ mới cảm nhận được thành ý. Với “người giữ hồn Tây Nguyên”, giá trị không chỉ nằm ở hiện vật mà là đời sống tinh thần cất giữ qua những món đồ ấy.
Nỗi lo về văn hoá dân tộc dần bị mai một
Bên cạnh đam mê sưu tầm, ông Hải cũng bày tỏ nỗi lo khi hiện nay đời sống xã hội ngày một phát triển, kéo theo nhiều thay đổi về văn hoá, sở thích, phong cách sống. Ông Hải cho biết: “Tôi chưa bao cảm thấy thôi tự hào vì mình được tìm hiểu về văn hoá của đất nước mình, các di chỉ khảo cổ của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Không chỉ vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, ngày nay khi nhắc đến văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Nam Bộ,… vẫn có nhiều bạn trẻ chưa biết đến nguồn gốc, thậm chí không rõ đấy là gì. Tôi sợ những văn hoá ấy bị mai một và nghĩ đến việc sưu tập những hiện vật ấy để giữ được văn hoá dân tộc.”
![]() |
Người đàn ông đã có hơn 20 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên nói rằng, các ngôi làng ở Tây Nguyên vốn từng rất thân thuộc trong mắt ông dường như đang dần mất đi những nét truyền thống vốn có trước nhu cầu phải hội nhập của thời đại. Những mái nhà Rông, nhà Dài hay cái cối giã gạo, cái chày, cái nỏ, cái trang phục truyền thống,… độc đáo ấy dần dần phải nhường chỗ những nhà sàn có mái ngói, cầu thang bằng bê tông hiện đại. Là một người yêu thích văn hoá Tây Nguyên, ông Hải tâm niệm: “Con người vẫn nên thích nghi với thời đại, nếu giữ gìn nguyên bản thì sẽ bị dậm chân tại chỗ, không phát triển được, ở đâu cũng vậy. Nhưng nó không có nghĩa, văn hoá phải thay đổi hoàn toàn hoặc mất đi, mà nên hoà nhập cùng thời đại, thay vì hoà tan trước yêu cầu thay đổi ấy để rồi đánh mất đi vẻ độc đáo vốn có”.
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tây Nguyên vẫn đang nhận sự quan tâm từ Nhà nước qua Nghị quyết số 23-NQ/TW, nhằm bảo tồn văn hoá và phát huy di sản, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc, đồng thời duy trì không gian văn hóa cộng đồng tại các buôn làng. |
Tin liên quan

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh
15:01 | 15/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới