Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Trong căn phòng làm việc ấm cúng của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nằm trên phố Trấn Vũ phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, (Thành phố Hà Nội), ông kể cho chúng tôi nghe về những ký ức trong cuộc đời binh nghiệp của mình.

Trong cuộc đời binh nghiệp của tôi - 60 năm tuổi quân, tôi vinh dự được cùng các anh em đồng đội tham gia nhiều chiến dịch lớn, như chiến dịch Mậu Thân năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1972 và đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Tôi vẫn nhớ ngày ấy, ngày 18/3/1975 - đã cách đây 50 năm, là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27 của Sư đoàn 32B, Quân đoàn 1, Binh đoàn Quyết Thắng, tôi nhận lệnh đưa cả trung đoàn hành quân bằng cơ giới từ Tam Điệp (Ninh Bình) vào tập kết ở Đông Hà (Quảng Trị) để làm dự bị cho công cuộc giải phóng Huế, Đà Nẵng.

Ngày 26/3/1975, khi cùng đơn vị vào đến Huế, giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, chúng tôi tiếp tục nhận lệnh - vượt đèo Hải Vân tiến vào bán đảo Sơn Trà. Ngày 29/3/1975, Đà Nẵng được giải phóng. Được lệnh từ mặt trận, đơn vị tôi mang tinh thần “Quyết Thắng” tiếp tục ra Đông Hà, lên đường hành quân theo đường Trường Sơn, vào tập kết ở Đồng Xoài để chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam.

Tôi nhớ lúc đó là mùa khô nên đất bazan đỏ bụi bay mù mịt, cả xe bị cái nắng gió khắc nghiệt phủ đỏ, các anh em chỉ còn nhận ra con mắt, cái mũi, cái miệng. Khi hành quân đến đèo Ang Bun, đường bị lầy, hư hỏng do có nhiều đoàn xe đi qua.

Trong hoàn cảnh nhiều khó khăn bủa vây, chúng tôi phải dừng lại, làm đường khắc phục. Nhưng cũng trong lúc khó khăn đó, tôi nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua 15W: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ từng phút xốc Văn Bình - Kim NgânVăn Bình - Kim Ngântới, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng!”. Chúng tôi phổ biến cho tất cả chiến sĩ. Trong những ngày tháng chỉ ăn lương khô, gạo rang, thịt hộp và uống nước lã, anh em ai cũng đã thấm mệt. Nhưng khi nghe xong lời triệu hiệu ấy cả đơn vị như được tiếp thêm sức mạnh. Khí thế bừng lên, toàn đơn vị lại phấn khởi tiếp tục cuộc hành quân vào tập kết ở Đồng Xoài suốt 12 ngày đêm không nghỉ.

Lực lượng của tôi ngày đó gồm 2.000 quân, sau khi được tăng cường gần 1.000 quân là gần 3.000 quân. Chúng tôi vào tập kết ở Đồng Xoài làm công tác chuẩn bị cho chiến dịch. Vượt lên nỗi đau thương mất mát, hướng về phía trước, quân đoàn tiếp tục hành quân theo đường đất đỏ ngay trong tối 29/4. Theo hiệp đồng mặt trận, trong vùng có cơ sở cách mạng của ta hoạt động bí mật để hỗ trợ lực lượng cách mạng. Để nhận biết, khi hô lên mật khẩu “Chủ tịch” 3 lần, “Hồ Chí Minh” 3 lần, nếu đáp lại “Muôn năm” 3 lần thì đúng là ký hiệu trong cơ sở cách mạng.

Tối hôm đó, khoảng 19 giờ, tôi và anh Trịnh Minh Thư - Chính ủy cùng tổ trinh sát phát hiện một nhà lá đơn sơ bên trong có ánh đèn lúc sáng lúc mờ. Chúng tôi phán đoán đây có thể là cơ sở cách mạng của chúng ta. Men theo bìa rừng, nghĩa địa để tiến vào gần ngôi nhà, tôi cho trinh sát vào phát khẩu lệnh 3 lần “Hồ Chí Minh”, một lát sau có bà má đi ra, bà đáp lại “Muôn năm” 3 lần. Khi ấy, chúng tôi xác định đây đúng là cơ sở cách mạng của ta. Sau khi sắp xếp lực lượng bố trí vòng ngoài, tôi và anh Trịnh Minh Thư vào bên trong. Trong căn nhà vẫn là ánh đèn lúc sáng lúc mờ ấy, ngồi bên bàn lá đơn sơ là bà má. Bên cạnh má là 2 người con của má, em Phước 16 tuổi - con gái má và em Đức 14 tuổi.

Lúc bấy giờ tôi mới thưa chuyện với má: “Thưa má, con là chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày mai đơn vị có nhiệm vụ tiến công từ trục đường 13, đánh chiếm cầu Vĩnh Bình và đánh vào Bộ tư lệnh thiết giáp quân ngụy ở Gò Vấp. Nếu má có thông tin xin má hãy cung cấp cho chúng con”. Má đeo cái kính, nhìn chúng tôi một lát rồi bảo: “Má không rành cái bản đồ này”. Rồi má đứng dậy đi vào buồng. Khi quay ra, trên tay là tấm bản đồ Thành Đô được ghi chép cẩn thận. Nét chữ của má nắn nót, đẹp đẽ. Khi ấy tôi còn nhiều điều chưa sáng tỏ, mãi về sau mới biết - má là cô giáo dạy tiếng Pháp ở Sài Gòn.

Trong căn nhà lá đơn sơ, tiếng má chỉ dẫn: “Cách đây 5 km có trại Huỳnh Văn Lương, khoảng 2.000 tên sĩ quan và tên Hinh - Đại tá chỉ huy. Ngày mai tiến công vào Sài Gòn, các con nhanh chóng phải chiếm được cầu Vĩnh Bình thì mới vào được nội đô”. Sau khi nghe má dặn dò, tôi lại hỏi: “Thưa má, còn con đường nào đi nữa không?”. Lúc ấy, má chỉ cho chúng tôi con đường sắt Sài Gòn ở Lái Thiêu rồi cẩn thận căn dặn: tuyến đường đó chỉ phù hợp cho bộ binh di chuyển, không thể đưa xe tăng vào. Má còn lưu ý thêm, khi đến cầu Vĩnh Bình, phải nhanh chóng vượt qua tuyến thủ cuối cùng của Mỹ - nơi giăng dày hàng rào dây thép gai và những thùng phi cát.

Sau cuộc trò chuyện với má, tôi về làm công tác chuẩn bị. Bấy giờ tình thế có nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm, mỗi ngày quyết tâm lại lớn hơn. Vì khi ấy nguyện vọng lớn nhất là giải phóng miền Nam. Cho đến khi công tác chuẩn bị được hoàn tất, 4 giờ sáng ngày 30/4 trung đoàn bắt đầu tiến công. Tôi đã sắp xếp, cài cắm Tiểu đoàn 5 của tôi vào trong Lái Thiêu để giải phóng Lái Thiêu. Cả Trung đoàn tiến công theo trục đường 13 với tinh thần quyết tử. Lực lượng ta xông lên chiến đấu, đánh chiếm được cầu Vĩnh Bình vào lúc 9 giờ. Xe tăng của đồng chí Hoàng Thọ Mạc - Đại đội trưởng bị hỏng khi trên đường tiến công. Không thể bỏ mặc, đồng chí phải xuống chỉ huy tình hình để đảm bảo mọi công tác phải được nhanh chóng. Hoàn cảnh lúc ấy ác liệt, B40 của Mỹ nã vào ta bắn cháy 3 xe và không may đồng chí bị thương nặng. Nhưng không có thời gian để chậm trễ, tôi quyết định đưa đồng chí Hoàng Thọ Mạc lên xe và tiếp tục tiến công về phía trước.

Khoảng gần 10 giờ, chúng tôi chiếm được Bộ tư lệnh thiết giáp quân ngụy và 13 căn cứ Lục quân công xưởng, tiếp quản Tổng Y viện Cộng Hòa (nay là Bệnh viện 175). Sau đó bắt liên lạc với các đơn vị bạn để đánh tiếp mục tiêu trong nội thành Sài Gòn.

Người má hôm ấy trong mái nhà lá đơn sơ từng nói sẽ cùng lên xe dẫn đường cho đơn vị. Nhưng cảnh chiến trường hoang tàn khốc liệt, tôi phải khuyên má ở lại, khi đánh giặc xong, khi miền Nam được giải phóng, đất nước giành hòa bình, chúng tôi sẽ quay về cảm ơn má và đồng bào.

Và rồi khi miền Nam được giải phóng, Tổ quốc như bừng dậy trong bình minh rực rỡ của hòa bình và tự do. Tôi chỉ huy 3 xe quay về Lái Thiêu để thực hiện lời hứa cảm ơn má và đồng bào. Đồng bào đứng rợp hai bên đường, vẫy cờ hoa, tay trao những giỏ hoa quả mộc mạc như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm... cho quân giải phóng như gửi cả tấm lòng vào phút giây lịch sử. Đặc biệt, ngày giải phóng Sài Gòn, các tầng lớp nhân dân từ khắp nơi đổ ra đường, rợp bóng người hân hoan đón chào đoàn quân giải phóng tiến vào thành đô, tiến vào trái tim của đất nước. Đó là hình ảnh không thể tả được, là niềm vui bất tận mà òa lên trong niềm hân hoan khi đã thực hiện trọn vẹn lời di chúc của Bác Hồ: Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào, Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn. Đó là chặng đường gian khổ, nhưng vinh quang mà chúng tôi đã đi qua.

Sau 50 năm giải phóng, đất nước ta từng bước đã phát triển và hội nhập trên tất cả các lĩnh vực. Bây giờ, chúng ta cần phải đổi mới và vươn mình để làm chủ được nền độc lập trong mọi điều kiện. Đó là xây dựng đất nước trong tình hình hội nhập, đổi mới và vươn mình. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, một trong những thứ quan trọng nhất chính là vấn đề thực hiện công tác tổ chức. Cần tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, mạnh mẽ và hiệu quả để đưa đất nước phát triển, không thể để tình trạng trì trệ kéo dài. Chính một cơ cấu tổ chức mới, hợp lý hơn sẽ giúp chúng ta vượt qua những điểm nghẽn hiện tại, từ đó thực hiện tốt hơn sứ mệnh xây dựng một Tổ quốc phồn vinh, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Thế hệ hôm nay và tuổi trẻ mai sau như ngọn lửa nội tại, sẵn sàng bùng cháy, thắp sáng ngọn lửa của đất nước. Thế hệ ấy phải phải phát huy được truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Quan trọng hơn cả là phải làm chủ khoa học, làm chủ công nghệ, làm chủ bản thân mình và phải thực hiện được đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Như vậy mới có thể tiếp tục kế thừa và phát huy một cách xuất sắc cái thành quả mà ông cha ta đã giành được. Thành quả đó là độc lập dân tộc, đó là hạnh phúc của nhân dân. Có lẽ cái câu của Bác Hồ nói phải được ghi sâu: “Không có gì quý hơn độc lập tự do, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.” Và cái nguyện ước của toàn dân, toàn Đảng, toàn quân là xây dựng một đất nước Việt Nam to đẹp hơn, đàng hoàng hơn để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Văn Bình - Kim Ngân

Tin liên quan

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ chủ đề “Bình Định 50 năm xây dựng và phát triển”.

Tin mới hơn

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã có công lao, hy sinh xương máu cùng với quân dân cả nước đem lại chiến thắng 30/04, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.

Tin khác

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

LNV - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) ra đời như một lát cắt lịch sử nhắc về năm tháng chiến đấu hào hùng của quân dân vùng đất Củ Chi. Xây đắp từ những khung cảnh ngột ngạt dưới lòng đất, bộ phim đã cho thấy nhiều nỗi đau chưa được lắng nghe, có cả những cái tôi đau đớn chưa được vỗ về trên nền chiến tranh đầy khốc liệt.
Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

LNV - Trong không khí lắng đọng giữa những ngày tháng Tư lịch sử, một buổi ra mắt thơ đặc biệt của Đại tá, thương binh Lê Sỹ Thái - người được Nhà nước phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” năm 19 tuổi làm tôi nể, phục. Tập thơ “Lục bát tôi say” được tổ chức ra mắt và giới thiệu, tọa đàm tại Hội trường UBND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội trong buổi sáng ngày 19/4/2025 trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè, đồng đội, người thân và người yêu thơ.
Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

LNV - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức giao lưu ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ, khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam".
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

LNV - Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa là điểm nhấn tạo sức hút cho điểm đến.
Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

LNV - Không chỉ là sự kiện độc đáo, giúp ngành du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững, gắn kết giữa bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách nhiệm, Lễ hội Tràng An còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo, thẩm mỹ, văn hóa của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tới đông đảo du khách trong nước, quốc tế.
Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Bên cạnh mức hỗ trợ chính sách 60 triệu đồng/hộ xây mới và 30 triệu đồng/hộ sửa chữa, huyện Tây Sơn vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn đóng góp hơn 4 tỷ đồng nhằm hỗ trợ bổ sung 10 triệu đồng/hộ sửa chữa và 20 triệu đồng/hộ xây dựng mới.
Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

LNV - Sáng ngày 8/4/2025, tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia và khai mạc Lễ hội truyền thông: Hội làng Văn Giang - Nam Dương
Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Huyện Vĩnh Thạnh huy động nguồn lực hơn 1 tỷ đồng và 100 tấn xi măng để hỗ trợ thêm cho một số hộ thuộc diện khó khăn, không có khả năng đối ứng. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025, huyện sẽ khánh thành nhà ở cho 100% số hộ được hỗ trợ theo kế hoạch.
Khúc giao mùa tháng tư

Khúc giao mùa tháng tư

LNV - Khi cánh hoa xoan cuối cùng rụng xuống, lộ từng chùm quả non bé xíu, cũng là lúc tháng tư khe khẽ bước về. Tạm quên đi những ngày tháng ba mê mải với hoa xoan tím biếc cả một chiều mơ mộng để chào đón một tháng tư thiên thanh ngập tràn nắng ấm, đủ đầy và ấp iu nhiều hy vọng.
Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng

LNV - Hơn 40 năm công tác trong ngành nội chính, với hơn 40 năm tuổi Đảng, luật sư Nguyễn Tiến Lự, Uỷ viên BCH Hội Luật gia huyện Ba Vì (TP Hà Nội) nguyên Trưởng phòng Tư Pháp huyện Ba Vì luôn là tấm gương sáng về "Tuổi cao, chí càng cao".
Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Năm 2025, huyện An Lão xác định công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát, nâng cao đời sống mọi mặt cho Nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

LNV - Sáng ngày 12-4, tại huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín đã tổ chức long trọng Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!

LNV - Hàng năm, cứ đến ngày sinh của tướng Đào Kỳ (15 tháng 03 âm lịch), cán bộ và nhân dân thôn Hội Phụ (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) lại long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống và rước Ngài xuống Lăng hàng tổng ở thôn Phúc Thọ (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội).
Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

LNV - Phù điêu Kala núi Bà có niên đại khoảng thế kỷ XIV, là di vật đạt đỉnh cao kỹ thuật tạo tác và nghệ thuật điêu khắc của văn hóa Chăm hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của một bảo vật Quốc gia và được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là bảo vật Quốc gia trong năm 2024.
Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững

LNV - Năm 2025, huyện Hoài Ân đặt mục tiêu phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã c
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.
Giao diện di động